Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/02/2019 - 15:13
(Thanh tra)- Hiện nay, nhiều địa phương tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2018 - 2019, do giá lúa đầu vụ giảm nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, các địa phương đã chủ động tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp.
Giá lúa ở ĐBSCL đang ở mức thấp, khiến nông dân gặp khó khăn. Ảnh: CN
Giá lúa giảm, nông dân lo lắng
Vụ lúa Đông Xuân năm 2018 - 2019, toàn TP Cần Thơ xuống giống hơn 81.000ha, đến nay thu hoạch được khoảng 3.000ha, năng suất bình quân đạt khoảng 7 tấn/ha, sản lượng dự kiến 570.000 tấn. Trong số diện tích xuống giống, chỉ có hơn 21.000ha là có hợp đồng tiêu thụ, còn lại phụ thuộc vào thương lái.
Ông Nguyễn Ngọc Hè - Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn TP Cần Thơ cho biết: Sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, giá lúa xuống thấp, giảm khoảng 900 -1.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước, lượng tiêu thụ khá chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp chưa ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo mới, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để thu mua lúa dự trữ…
Theo nhiều nông dân ở ĐBSCL, đầu vụ Đông Xuân năm nay, có thương lái vào đến ruộng để hỏi đặt cọc trước, với mỗi công lúa đặt cọc từ 500.000 - 1.000.000 đồng; đồng thời hứa sẽ mua lúa với giá từ 4.800 - 5.200 đồng/kg, tùy thuộc vào loại lúa. Tuy nhiên, hiện đã đến vụ thu hoạch nhưng gọi thương lái đến để bán rất khó.
Vừa thu hoạch xong 2,4ha lúa và bán ngay tại ruộng với giá 4.300 đồng/kg, anh Huỳnh Văn Út Chót (ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) chia sẻ: Vụ Đông Xuân là vụ chính trong năm, nông dân làm lúa vụ này với niềm hy vọng sẽ có lời. Nhưng năm nay giá lúa giảm, trong khi chi phí đầu vào cao. Sau khi trừ toàn bộ chi phí, mỗi công lúa anh bị lỗ khoảng 1 triệu đồng.
Vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019, toàn khu vực ĐBSCL xuống giống khoảng 1,6 triệu ha, sản lượng ước đạt khoảng 11 triệu tấn. Hiện tại, lúa tươi loại thường có giá khoảng 4.300 đồng/kg, lúa tươi hạt dài có giá từ 4.800 - 4.900 đồng/kg, bình quân giảm khoảng 1.000 đồng/kg so cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân giá lúa giảm là do các doanh nghiệp chưa có đơn hàng xuất khẩu; việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng để thu mua lúa của doanh nghiệp còn khó khăn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vừa giao hàng trong đợt cuối năm; một số thị trường nhập khẩu gạo còn lượng tồn kho, chưa có nhu cầu nhập khẩu…
Tìm giải pháp, tháo gỡ khó khăn
Trước tình hình khó khăn trong việc tiêu thụ lúa, các địa phương ở ĐBSCL đã kiến nghị cơ quan chức năng chỉ đạo thu mua lúa tạm trữ cho nông dân, cũng như đề xuất, vận động các ngân hàng trên địa bàn hỗ trợ gói tín dụng, giúp doanh nghiệp thu mua lúa tạm trữ.
Vụ lúa Đông Xuân năm nay, tỉnh Hậu Giang xuống giống được 78.418ha, trong đó chỉ có 23.191ha được doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu (chiếm gần 30%) với hơn 24.120 hộ tham gia. Diện tích lúa còn lại là 55.227ha không được doanh nghiệp ký kết sẽ phụ thuộc vào thương lái.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân trong vấn đề tiêu thụ lúa Đông Xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên vừa có buổi gặp gỡ trực tiếp với nhiều doanh nghiệp bao tiêu lúa và nông dân để nghe báo cáo tình hình, qua đó tìm ra giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Tại Cần Thơ, UBND TP mới đây cũng đã có cuộc họp với các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và các ngân hàng để bàn giải pháp, kế hoạch hỗ trợ người dân trước tình hình giá lúa giảm.
Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Trước mắt đối với doanh nghiệp lớn, đề nghị ngân hàng xem xét nâng hạn mức cho vay, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Công thương phối hợp với các tổ chức tín dụng để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thu mua lúa trong nhân dân.
Tại An Giang, để kịp thời tháo gỡ khó khăn về tình hình tiêu thụ lúa của nông dân, tỉnh đang tích cực thực hiện chính sách thu mua tạm trữ, để hạn chế giảm giá khi thu hoạch rộ; đồng thời đề xuất Chính phủ có cơ chế giá định hướng cho các doanh nghiệp thu mua lúa, nhằm đảm bảo cho người dân có lãi.
Còn tại Đồng Tháp, vụ Đông Xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống khoảng 205.000ha. Dự kiến thu hoạch rộ vào đầu tháng 3, sản lượng ước đạt 1,4 triệu tấn. Trước tình hình giá lúa giảm, thị trường tiêu thụ khó khăn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng yêu cầu, các ngành liên quan nhanh chóng khai thác tối đa hệ thống kho sấy lúa, nhằm hỗ trợ nông dân có nhu cầu tạm trữ; các doanh nghiệp cần nỗ lực thu mua lúa cho nhân dân, nhất là những khu vực đã ký hợp đồng tiêu thụ; các ngân hàng tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa…
Kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ lúa gạo, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có văn bản yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố ở khu vực ĐBSCL và các ngân hàng thương mại thực hiện một số nội dung về việc cho vay thu mua lúa, gạo vụ Đông Xuân 2018-2019.
Cảnh Nhật
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền