Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cho vay tiêu dùng: Minh bạch để phát triển bền vững

Thứ sáu, 04/12/2015 - 07:32

(Thanh tra) - Để người tiêu dùng an tâm sử dụng dịch vụ, các công ty tài chính cần tăng tính minh bạch và tương tác với khách hàng, có như vậy mới tạo dựng niềm tin và là điểm tựa để phát triển bền vững trong tương lai. Đó là nhận định của TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

+ Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay của Việt Nam?

TS. Võ Trí Thành: Với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thu nhập dân cư tăng, tầng lớp trung lưu nổi lên, cơ cấu dân số trẻ… thì ai cũng thấy nhu cầu và tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng là rất lớn. Các ngân hàng thương mại và định chế tài chính đều nhìn thấy các cơ hội đó và hiện đang có cuộc đua vào lĩnh vực này rất mạnh mẽ, cả trên góc độ đa dạng hóa loại hình cho vay, cũng nhưở từng phân khúc thị trường và ở hình thái của các định chế tài chính kinh doanh ở mảng này.

+ Vậy theo ông, cuộc đua vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng này có hàm chứa nhiều rủi ro không?

TS. Võ Trí Thành: Hiện nhiều định chế tài chính đang tận dụng cơ chế của công ty tài chính để hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này một mặt là tích cực, xét ở góc độ cạnh tranh, nhưng mặt khác, trong bối cảnh luật pháp còn chưa thật đầy đủ và chặt chẽ, giám sát chưa thật tốt thì cạnh tranh đó có thể không lành mạnh hoặc chứa đựng những rủi ro. Bởi lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn lãi suất thương mại thông thường, cho nên có thể sinh ra cho vay dưới chuẩn vì chạy theo lợi nhuận, hay không tìm hiểu ngọn ngành về khả năng trả nợ của khách hàng, như những giấy tờ chứng minh có thể không phải là thật.

Bên cạnh đó, gọi là cho vay tiêu dùng nhưng có thể liên quan đến bất động sản hoặc những tài sản lớn, trong khi thị trường bất động sản luôn chứa đựng những rủi ro. Cho nên ở đây, tinh thần là khuyến khích cạnh tranh thị trường, nhưng mặt khác cũng phải tính đến bối cảnh kinh tế vĩ mô ở thời điểm cụ thể nào đó, gắn với quy mô và mức độ cũng như các chiều cạnh của cho vay tiêu dùng để giám sát cho chặt chẽ hơn.

+ Để lĩnh vực tín dụng tiêu dùng ngày một phát triển, theo ông, cần có những giải pháp cụ thể nào và lời khuyên dành cho người đi vay ở đây là gì?

TS. Võ Trí Thành: Theo tôi, để thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển, một mặt, các ngân hàng thương mại, định chế tài chính cần thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro và tương tác tốt với khách hàng, đặc biệt là yếu tố minh bạch. Mặt khác, về phía cơ quan quản lý, cần thấy mặt tích cực của lĩnh vực này để hỗ trợ, nhưng đồng thời cần tăng cường khả năng giám sát cũng như phản hồi giữa các cơ quan quản lý với thị trường để có thể điều chỉnh pháp luật, giúp cho lĩnh vực này phát triển bền vững. Với người đi vay, lời khuyên ở đây là, hãy là những người vay thông thái, lên kế hoạch vay - trả cụ thể, bởi tài chính là câu chuyện không thể đùa giỡn.

+ Trân trọng cảm ơn ông!

Thủy Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm