Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chấn động vụ “thịt thối” của Brazil: Việt Nam nhập bao nhiêu?

Thứ ba, 21/03/2017 - 20:58

Trước những thông tin liên quan đến vụ bê bối xuất khẩu thịt bẩn tại Brazil, vụ việc được cho là lớn nhất trong lịch sử ngành thương mại thịt toàn cầu, Bộ Công thương vừa có công văn lên tiếng cảnh báo.

Bộ Công thương lên tiếng cảnh báo siết chặt kiểm soát thịt bò nhập khẩu từ Brazil (Ảnh: VietNam Plus)

Đáng lo ngại, trong hai tháng đầu năm 2017, theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương Brazil, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt với trị giá kim ngạch đạt 12,8 triệu USD, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam.

Cụ thể, theo Bộ Công thương, cách đây vài ngày, Bộ Nông nghiệp các cơ quan chức năng Brazil đang tiến hành điều tra, thu thấp chứng cứ cáo buộc nhiều công ty đã hối lộ các nhân viên nhà nước để họ cho phép lưu thông và xuất khẩu các sản phẩm thịt nhiễm bẩn. Trong đó, có cả công ty JBS và BRF là hai doanh nghiệp sản xuất thịt lớn nhất Brazil cũng như của thế giới.

Cảnh sát đã phát ra hàng trăm giấy gọi trình diện trước tòa án trong đó có 30 lệnh bắt giam. Cuộc điều tra được mô tả là lớn nhất trong lịch sử hoạt động phòng chống tội phạm của cảnh sát Brazil.

Trước đó, sau cuộc điều tra kéo dài hai năm, cảnh sát Brazil tuần trước đã tố cáo các hãng BRF SA và JBS SA cùng hàng chục đối thủ nhỏ hơn của họ đã hối lộ cho các thanh tra viên và các chính trị gia liên quan tới ngành công nghiệp chế biến thịt của Brazil để họ phớt lờ quy trình kiểm định chất lượng.

Theo đó người ta đã phát hiện thấy trong các sản phẩm thịt chế biến của các hãng này có cả khuẩn salmonella, một loại khuẩn biến thức ăn thành độc hại với con người. Nhiều sản phẩm thịt bẩn và xúc xích của các công ty bị cáo buộc có các thành phần không đảm bảo vệ sinh và để làm mất mùi hôi, các công ty này đã sử dụng các loại a-xít không được phép dùng trong thực phẩm…

Vụ việc này đã gây chấn động ngành thương mại thịt toàn thế giới, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu, Mỹ, và Trung Quốc đã có chính thức yêu cầu phía Brazil giải trình về bê bối thịt bẩn nêu trên. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ra lệnh tạm ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil.

Trong khi đó, tại Việt Nam, lượng thịt nhập khẩu từ Brazil có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian qua. Nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung thịt các loại, đặc biệt là thịt bò trong nước còn hạn chế tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu thịt phát triển mạnh mẽ.

Hai tháng đầu năm 2017, theo số liệu của Bộ Công nghiệp, Ngoại thương Brazil, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt với trị giá kim ngạch đạt 12,8 triệu USD, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Brazil sang Việt Nam.

Đại diện một cửa hàng kinh doanh thịt bò nhập khẩu trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết, dù mới “khởi nghiệp” kinh doanh thịt bò chưa đầy 2 năm nhưng việc buôn bán khá thuận lợi, do tâm lý chuộng thịt ngoại của số đông người tiêu dùng.

Bên cạnh thịt bò Úc, thịt bò Mỹ, thịt bò Brazil được phân phối khá phổ biến tại thị trường TP.HCM nhờ giá cả cạnh tranh, và là “thịt bò nhập khẩu”. Tuy nhiên, thông tin về vụ việc "xuất khẩu thịt thối" của Brazil đã khiến nhiều người lo lắng.

"Có người đến cửa hàng chỉ để hỏi tôi có biết thông tin gì thêm về vụ Brazil xuất khẩu thịt bẩn không", vị này cho biết.

Do đó, Bộ Công thương khuyến cáo các cơ quan chức năng trong nước cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm các sản phẩm thịt nhập khẩu từ Brazil thực sự an toàn đối với người tiêu dùng.

Theo Thuận Hải/Dân Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm