Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cảnh giác với bong bóng bất động sản có thể tái diễn

Thứ bảy, 27/06/2015 - 10:01

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trao đổi về những vấn đề nóng của nền kinh tế, trong đó có cảnh báo về bong bóng bất động sản (BĐS) mới...

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Ảnh: Vnexpress

Nợ xấu, bong bóng bất động sản mới

Bên lề cuộc họp liên bộ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh trao đổi với báo chí về những vấn đề nóng của kinh tế. Ông Vinh cho biết: Vừa qua, thị trường  BĐS đã có dấu hiệu khởi sắc, nhiều dự án được đầu tư trở lại, vốn đổ vào BĐS cũng tăng. Đồng thời, chủ đầu tư cũng bán trực tiếp nhà cho người tiêu dùng (không qua môi giới), nên ngân hàng kiểm soát được nguồn tiền, hạn chế “bong bóng”, nợ xấu BĐS. “Tuy nhiên, cần cảnh giác với bong bóng BĐS và nợ xấu BĐS có thể tái diễn. Vì vậy, Thủ tướng mới đây yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn tiền từ ngân hàng đổ vào BĐS, không để tạo thành bong bóng bất động sản mới”, ông Vinh nói.

Thưa Bộ trưởng, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng qua thấp có phải là dấu hiệu đáng lo ngại?

Đúng là CPI của nước ta 6 tháng đầu năm 2015 này rất thấp, thấp nhất trong mười năm vừa qua. Ở đây nếu như CPI quá thấp kèm theo sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng của GDP thì đấy là điều đáng lo ngại. Có nghĩa là nó có những dấu hiệu của lạm phát. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta, không phải quý I năm nay giảm mà năm 2014 CPI cũng đã giảm. Nguyên nhân là giá dầu trên thế giới giảm mạnh, năm nay giá dầu trên thế giới đã khôi phục trở lại, nhưng phải nói là trước đây giá dầu trên thế giới là 100 USD/thùng, quý IV của năm 2014 và quý I năm 2015 giá dầu chỉ được 40 đến 50 USD/thùng. Quý II có nhích lên và bây giờ ở khoảng 60 USD/thùng. Như vậy là rất thấp so với trước đây. Đây là nguyên nhân chủ yếu và không chỉ tác động làm giảm giá dầu mà tác động khiến  giá nguyên liệu đầu vào các ngành sản xuất cũng giảm theo. Từ đó khiến CPI giảm.

CPI tăng thấp nhưng không đáng lo ngại, vì sản xuất vẫn tăng. Theo Tổng cục Thống kê, quý I, GDP tăng 6,08%. 6 tháng đầu năm GDP cũng đạt mức 6,28%, đây là mức tăng cao trong 10 năm trở lại đây.

Đối mặt nhiều thách thức

Những thách thức đối với nền kinh tế trong 6 tháng còn lại của năm 2015 là gì, thưa Bộ trưởng?

Năm 2015 hết sức quan trọng. Đây là năm kết thúc Kế hoạch 5 năm 2011-2015. Chính vì vậy, chúng tôi phân tích đánh giá rất chi tiết những vấn đề đặt ra. Có 3 thách thức chính gồm: Nông nghiệp đang giảm mạnh, năm 2014  đóng góp vào tăng trưởng GDP 3,4%; còn 6 tháng đầu năm nay nông nghiệp chỉ đóng góp tăng trưởng được 2,17%. Hạn hán ở miền Trung làm cho bà con không sản xuất được, thủy hải sản không xuất khẩu được, dịch bệnh xảy ra nhiều...nên ảnh hưởng đến  sản xuất. Vấn đề thứ hai là xuất nhập khẩu, ba năm liên tục vừa qua ta xuất siêu. Tuy nhiên, bước vào 6 tháng đầu năm 2015, chúng ta bắt đầu nhập siêu, cho đến nay nhập siêu đến 4,7 %, trong khi chỉ tiêu Quốc hội duyệt chỉ 5%. Đây là một thách thức lớn. Nhập siêu sẽ làm mất cân bằng cán cân thanh toán ngoại tệ. Để giải quyết được vấn đề này cần thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Thứ ba, cần quyết liệt đấu tranh với buôn lậu hàng giả, hàng nhái để thúc đẩy sản xuất trong nước.

Theo Phan Sáng (ghi)/TPO

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm