Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần một chiến lược dài hạn

Thứ sáu, 15/01/2016 - 10:12

(Thanh tra)- Việc sản xuất và cung ứng các mặt hàng nông sản đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng nhằm giữ vững uy tín thương hiệu, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cung ứng thức ăn trong chăn nuôi cần theo quy trình khép kín mới tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn.

Thực tế, một số mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đã được triển khai bước đầu có hiệu quả như: “liên kết 4 nhà” theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, đến nay phát triển thành mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Điển hình, tỉnh An Giang đã xây dựng mối liên kết làm ăn bền vững giữa nhà doanh nghiệp và người nông dân theo quy trình khép kín.

Cty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang cho biết: “Mô hình liên kết 4 nhà, đang triển khai ở 9 vùng nguyên liệu với 684 nông hộ tham gia với diện tích 1.600 ha. Chủ yếu là giống chất lượng cao như: OM4218, OM 2517, Jasmine. Nông hộ chỉ cần bán lúa đến kho, các khâu thu hoạch, chuyên chở, bao bì, nhân công... đều do công ty đảm trách. Giá bán được niêm yết theo thị trường và nông dân khi mang lúa đến có quyền ký gửi hay bán tùy ý, miễn sao thấy có lãi. Đây chính là điểm mới và điển hình của cách làm ăn bình đẳng đảm bảo cho nông dân có lãi cao nhất từ hạt lúa của mô hình cánh đồng mẫu”.

Thịt lợn được giết mổ theo mô hình khép kín.

Trong khi đó, mô hình liên kết sản xuất cà phê do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk thực hiện hay mô hình liên kết doanh nghiệp – nông dân sản xuất nguyên liệu trong chế biến chè tại Tân Uyên, Lai Châu, người nông dân đã có thể gắn lợi ích của mình với quá trình chế biến, kinh doanh của doanh nghiệp nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, liên kết tỏ ra chặt chẽ hơn.

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Mạnh Dũng, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tuy đạt được những hiệu quả nhất định nhưng các mô hình để lại 3 bài học chủ yếu đó là quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa khiến việc thực hiện liên kết khó khăn; thứ hai, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi liên kết làm cơ sở để phát triển sản xuất; thứ 3, chưa có một hệ thống chính sách đầy đủ và đồng bộ để thực hiện các chuỗi liên kết cung ứng nông sản theo chiến lược dài hạn.

Quan trọng nhất là cần nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc định hướng xây dựng và triển khai các chuỗi liên kết cung ứng nông sản. Trước mắt cần một chiến lược dài hạn để phát triển bền vững trong mối tương quan lợi ích của doanh nghiệp với người sản xuất và rộng hơn là sự cạnh tranh các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên tất cả các thị trường.

“Từ chiến lược này, xây dựng một hệ thống chính sách đầy đủ, đồng bộ và khả thi bao gồm các vấn đề: Đất đai, quy mô sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ, khuyến nông, ưu đãi đầu tư, tín dụng... cũng như biện pháp đảm bảo hạn chế được sự đơn phương phá vỡ hợp đồng đã ký kết trong các mối liên kết... Có như vậy những mô hình liên kết cung ứng nông sản mới có thể bền vững và thoát khỏi tình trạng là những mô hình thí điểm như hiện nay”, TS. Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm