Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bỏ rau vì bán rẻ như cho

Thứ ba, 21/01/2014 - 15:06

(Thanh tra) - Sản lượng dồi dào làm nguồn cung vượt nhu cầu sử dụng, khiến cho nhiều mặt hàng rau xanh những ngày qua rớt giá mạnh.

Rau xanh tại chợ đầu mối Vân Nội, Đông Anh cũng giảm mạnh. Ảnh: T.An - T.Văn

Nhiều nơi rau bán tại vườn rẻ như cho, báo hiệu vụ rau giáp Tết thất bại. Một số hộ còn trông chờ vào một số rau, củ có thể tăng giá vào 27, 28 Tết để gỡ gạc, nhiều hộ khác đã chỉ còn trông chờ vào vụ rau sau Tết được giá khi cầu tăng trở lại.

Tưởng chừng thị trường giáp Tết, mặt hàng thiết yếu như rau xanh sẽ nhích giá lên so với ngày thường và người nông dân sẽ được hưởng lợi. Thế nhưng những ngày qua, giá rau ngoài thị trường giảm khá mạnh, còn tại vườn, nông dân bán cho thương lái rẻ như cho. Đây là nghịch lý mà không ít người trồng rau đang phải hứng chịu.

Ghi nhận tại một số vùng trồng rau như Minh Khai (Từ Liêm), Tiền Yên (Hoài Đức), giá cải bắp là 1.000 - 2.000 đồng/cây, su hào 1.000 - 1.500 đồng/củ, củ cải trắng 500 đồng/kg, xà lách 5.000 đồng/kg. Giá rau cải cúc thậm chí chỉ còn khoảng 300 đồng/mớ; cải mơ loại ngắn cây, ngon chỉ đạt 4.000 đồng/kg, giảm 50% so với tháng trước; giá cải chíp, cải ngọt, cải cúc loại ngon cũng chỉ được 1.500 - 2.000 đồng/kg, giảm 3.000 - 4.000 đồng/kg so với 1 tháng trước đó...

Nhổ 2 luống rau cải cúc đã dài hơn 30cm, ôm từng bó vứt lên đầu ruộng, nông dân Nguyễn Văn Dũng ở thôn Phúc Lý, xã Minh Khai, Từ Liêm ngậm ngùi: "Giá bán rau cải cúc chỉ khoảng 300 đồng/mớ. Tính ra, thu hoạch 4 luống rau, gia đình tôi chỉ bán được 200.000 đồng. Mấy ngày nay giá rau quá rẻ, không bán được nên rau dài quá lứa, giờ có mang lên chợ lại phải chở về nên đành nhổ vứt đi. Cứ đà này năm nay coi như mất Tết".

Nông dân Nguyễn Văn Dũng ở xã Minh Khai, Từ Liêm ngậm ngùi nhổ bỏ rau quá lứa. Ảnh: T.An - T.Văn


Nằm trong khu sản xuất rau an toàn với đầy đủ hệ thống nhà lưới, giếng khoan, thế nhưng những luống rau "cao cấp" xanh mơn mởn, bắt mắt như ở Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức cũng chịu chung "số phận" bị rẻ dúm bởi thị trường hiện tại nguồn cung đang lớn hơn với nhu cầu tiêu dùng.

Anh Kiều Duy Phương - người trồng rau tại khu vực này thở dài: Thông thường hàng năm, vào khoảng ngoài 20 tháng Chạp trở đi, khi lượng học sinh, sinh viên các trường nghỉ Tết thì giá rau mới rẻ, song năm nay rau rớt giá ngay từ đầu tháng Chạp, với các loại rau cải giảm chỉ còn một nửa so với tháng trước. Vì vậy, mỗi chuyến đi chợ phiên chở hàng tạ rau đi bán, trừ chi phí xăng xe, vé chợ cũng chỉ hòa vốn, nhưng tay vẫn không ngơi thu hoạch cho kịp với phiên chợ vì còn gỡ gạc được đồng vốn nào hay đồng ấy.

Những luống rau an toàn trong nhà lưới cũng chung số phận rớt giá. Ảnh: T.An - T.Văn


Với mức giá như hiện nay, theo tính toán của nông dân hầu như người trồng không có lãi, vì mức đầu tư cho mỗi sào rau lên tới 1,3 - 1,4 triệu đồng, không kể công lao động. Theo các hộ dân, nguyên nhân giá rau giảm là do thời tiết lạnh về ban đêm nhưng có nắng ấm về ban ngày nên cây rau phát triển rất mạnh, sản lượng dồi dào. Trong khi đó, thời điểm này, một lượng lớn sinh viên và người ngoại tỉnh trở về quê nên nhu cầu tiêu dùng ở thị trường Hà Nội bị giảm sút đáng kể.

Một số hộ nông dân lạc quan, đang hy vọng, theo đúng quy luật vào những ngày cận Tết, khoảng từ 27 - 28 tháng Chạp trở đi, rau xanh bắt đầu tăng giá, nhất là một số mặt hàng như: su hào, cà chua, khoai tây, cà rốt, hành, súp lơ... do nhu cầu tiêu thụ tăng cao. Đặc biệt, thời điểm ra Tết, khi hoạt động sản xuất, học tập trở lại bình thường, nhu cầu rau xanh sẽ tăng trong khi nhiều diện tích rau vụ Đông đã thu hoạch xong để kịp cấy lúa Xuân. Khi đó, giá rau sẽ nhích lên đáng kể. Bởi vậy, hiện nay các hộ trồng rau đang tích cực gieo cấy lứa rau mới và chăm sóc rau non, hy vọng gỡ gạc lại vốn trong dịp đầu năm.

Bà Đỗ Thị Hiểu ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức chia sẻ, nhiều năm kinh nghiệm sản xuất rau nên hộ gia đình tôi đã bố trí một phần diện tích trồng su hào, cải bắp của gia đình thu hoạch vào sau Tết. Tính ra, giống trong năm mua khá cao, như cải bắp sakata có giá 1.300 đồng/cây, su hào 500 đồng/cây nên với giá bán thấp như hiện nay, người nông dân cầm chắc lỗ. Vì vậy, gia đình tôi phải trồng thành từng lứa khác nhau để lấy lứa nọ bù lứa kia mới hy vọng tránh được lỗ cả lứa giống rau.

Nông dân đành trồng xen kẽ lứa rau mới để trông chờ vụ sau Tết. Ảnh: T.An - T.Văn


"Trồng rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nếu từ nay đến Tết thời tiết rét thì giá rau có thể sẽ tăng lên, nhưng ngược lại có nắng, nồm thì lại càng rẻ. Hiện toàn Hợp tác xã Tiền Lệ còn 20ha rau đang thu hoạch và cho thu hoạch đúng vào dịp Tết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người dân vẫn đang tiếp tục gieo trồng lứa rau mới để ra Tết thu hoạch, bảo đảm thu nhập cho gia đình", ông Nguyễn Văn Hào - Chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên cho biết.


T.An - T.Văn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm