Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ Công thương triển khai Quyết định 500 về chuyển đổi nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện than

Thứ hai, 12/06/2023 - 22:00

(Thanh tra)- Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) diễn ra ở Vương quốc Anh, Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Bộ Công thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, 3 tổng công ty phát điện 1, 2, 3 cùng các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu than sang nhiên liệu Biomass và Amoniac cần phải có kế hoạch, lộ trình phù hợp, đảm bảo phát thải CO2 theo lộ trình như đã cam kết của Việt Nam với các đối tác quốc tế, đồng thời phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện tất cả các tác động trong mọi lĩnh vực để xây dựng chương trình, giải pháp cụ thể đảm bảo thực hiện, không gây bất lợi, thiệt hại cho tất cả các đối tượng khi tham gia chuyển đổi nhiên liệu”.

Cuộc họp lần này là dịp để các chủ đầu tư, chủ sở hữu các nhà máy nhiệt điện than không bị động, chủ động đề xuất lên các cấp có thẩm quyền về các cơ chế, chính sách cần có để thực hiện chuyển đổi

Trên cơ sở đó, Bộ Công thương đề nghị EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện đốt than nghiên cứu, đánh giá dựa trên các điều kiện thực tế của từng nhà máy về thời gian vận hành, đặc tính kỹ thuật để đưa ra giải pháp và lộ trình chuyển đổi phù hợp, đáp ứng các yêu cầu nêu trên với các nội dung:

Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu sinh khối và ammoniac để triển khai áp dụng khi đủ 20 năm vận hành, đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy.

Thứ hai, đối với các nhà máy điện than không thể thực hiện chuyển đổi nhiên liệu hoặc không thu giữ CO2, đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án dừng hoạt động khi nhà máy đã vận hành đủ 40 năm.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cùng các cục, vụ chức năng của Bộ Công thương đã lắng nghe các ý kiến chia sẻ từ các tập đoàn, tổng công ty, chủ đầu tư các dự án nhiệt điện đốt than về những khó khăn, thách thức cũng như các băn khoăn, vướng mắc khi thực hiện công tác chuyển đổi nhiên liệu từ đốt than sang amoniac và nhiên liệu sinh khối (hydrogen xanh).

Đối với các nhà máy nhiệt điện than do EVN quản lý, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, hiện EVN đang quản lý, vận hành 15 nhà máy nhiệt điện than với 36 tổ máy có tổng công suất đạt 12.633 MW, trong đó có 2 tổ máy đã vận hành trên 20 năm với công suất 600 MW, 4 tổ máy đã vận hành xấp xỉ 40 năm với tổng công suất 440 MW, 4 tổ máy vận hành gần 50 năm với tổng công suất 100 MW. Đến năm 2030 có thêm 4 tổ máy vận hành trên 20 năm với tổng công suất 1.230 MW. Hiện EVN đã và đang tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm và có kế hoạch chuyển đổi với một số tổ máy của nhà máy như:  Uông Bí mở rộng (tổ máy S7), Quảng Ninh (S1,S2) với loại nhiên liệu dự kiến sinh khối/ammoniac…

Khó khăn chính là công nghệ đốt trộn Amoniac hiện nay trên thế giới chưa hoàn thiện, mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm; chưa có nhà máy nào ở Việt Nam cải tiến, thử nghiệm đồng đốt Amoniac và có đánh giá về tính kinh tế, kỹ thuật và các ảnh hưởng tác động đến con người, môi trường và thiết bị.

Chưa kể đến khả năng cung cấp nhiên liệu ammoniac/sinh khối trong giai đoạn hiện nay của các đơn vị trong nước và trên thế giới còn hạn chế chưa đảm bảo nguồn nguyên liệu sinh khối, ammoniac để vận hành lâu dài và ổn định…

Trong khi đó, ý kiến từ các chủ đầu tư khác như TKV, tổng công ty phát điện 1, 2, 3 cùng các chủ đầu tư khác đều băn khoăn về giá biomass trên thị trường cao hơn giá than, chưa có cơ chế chính sách về hỗ trợ giá chuyển đổi cho nhà máy thực hiện đồng sinh khối, ammoniac để các nhà máy mở rộng thử nghiệm, tìm kiếm đối tác cung cấp nguyên liệu lầu dài và chất lượng, hay như việc chuyển đổi nhiên liệu mới có ảnh hưởng đến công nghệ hiện hữu của nhà máy?

Ở một góc độ khác, các chủ dự án nhiệt điện đốt than BOT như: Nghi Sơn 2, Vĩnh Tân 1, Duyên Hải 2 băn khoăn về vấn đề các điều khoản của hợp đồng mua bán điện đã được ký kết… vậy khi chuyển đổi nhiên liệu giá thành sản xuất sẽ cao hơn giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện, vậy thời gian còn lại của hợp đồng sẽ thực hiện như thế nào, phần chi phí tăng thêm cho chuyển đổi công nghệ, chi phí nhiên liệu chuyển đổi… bên nào phải chịu...

Ông Ngô Trí Thịnh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực, TKV kiến nghị: "Để có thể chuyển đổi thành công nhiên liệu than sang sinh khối và amoniac, tổng công ty kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan sớm có lộ trình và các cơ chế, chính sách cụ thể (về quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ tài chính, giá bán điện...) làm cơ sở để các nhà máy nhiệt điện và các đơn vị liên quan triển khai".

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh, cảm ơn các chủ đầu tư, chủ sở hữu của nhà máy nhiệt điện than đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp điện trong điều kiện thời tiết cực đoan, các nhà máy thủy điện không phát huy được. Các doanh nghiệp đã nỗ lực rất cao để góp phần bảo đảm nguồn cung năng lượng ở mức chấp nhận.

Cuộc họp đã ghi nhận 11 ý kiến đóng góp đại diện cho 29 nhà máy nhiệt điện than và ý kiến của Thứ trưởng Đặng Hoàng An, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than đã thống nhất việc thực hiện lộ trình giảm phát thải carbon trong các lĩnh vực, đặc biệt lĩnh vực năng lượng. Phù hợp với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam và phù hợp cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, điều này đã được thể hiện trong Quyết định 500 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể Quy hoạch điện VIII...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

"Tiếng chiêng" CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

"Tiếng chiêng" CEPA và cuộc đua marathon trên bán đảo Ả Rập

Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE mang tên CEPA được ký kết chỉ ít ngày, "tiếng chiêng" hợp tác đã lan toả, tạo ra những cuộc đua marathon để ký kết các hiệp định tương tự giữa Việt Nam và các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.

Theo Chinhphu.vn

10:13 31/10/2024
Bình Định khởi sắc du lịch làng nghề

Bình Định khởi sắc du lịch làng nghề

(Thanh tra) - Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025” tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định do Sở Du lịch tỉnh thực hiện, bước đầu đạt được những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.

N. Phê - L. Bình

06:00 31/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm