Theo dõi Báo Thanh tra trên
Quang Dân
Thứ hai, 08/04/2024 - 09:44
(Thanh tra)- Năm 2022, từng âm dòng tiền vì trái phiếu Phát Đạt nhưng bước sang năm 2023, Chubb Life vẫn đổ tiền vào trái phiếu, bởi bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi, hoạt động mua - bán trái phiếu và gửi tiết kiệm đang đóng góp gần một nửa lãi gộp của công ty.
Ảnh chụp màn hình website Chubb Life
Một nửa lãi đến từ “kinh doanh tài chính”
Trong năm 2023, scandal liên quan đến hoạt động bán bảo hiểm thông qua ngân hàng (bancassurance) đã khiến doanh số của ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life) lại không quá lao đao dù hoạt động đi lùi.
Cụ thể, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2023 của Chubb Life giảm nhẹ từ 4.594 tỷ đồng xuống 4.399 tỷ đồng. Với tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 3.202 tỷ đồng, lãi gộp từ hoạt động chính của Chubb Life chỉ là 1.194 tỷ đồng.
Trong khi đó, hoạt động tài chính lại mang về khoản lãi nhỉnh hơn một chút. Trong năm 2023, trong khi doanh thu hoạt động tài chính đạt 1.116 tỷ đồng, chi phí chỉ là 29 tỷ đồng. Như vậy, lãi gộp từ hoạt động tài chính lên tới 1.087 tỷ đồng, thấp hơn không đáng kể từ “core business” của hãng bảo hiểm này.
Có thể thấy, một nửa lãi gộp của Chubb Life đến từ các hoạt động kinh doanh tài chính, bao gồm như gửi tiết kiệm và đầu tư trái phiếu.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2023, Chubb Life ghi nhận 281 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, 2.191 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn - ngắn hạn, 2.873 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn - dài hạn, 404 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp - ngắn hạn và 2.011 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp - dài hạn.
Có thể thấy hồi cuối năm 2023, số dư tiền gửi ngân hàng của Chubb Life là 5.345 tỷ đồng, số dư trái phiếu là 2.415 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đây là những con số ở thời điểm cuối kỳ, thực tế trong năm 2023, dòng tiền qua kênh trái phiếu của Chubb Life là rất lớn.
Theo đó, trong năm 2023, tiền thu từ bán trái phiếu và rút tiền gửi có kỳ hạn đạt 5.376 tỷ đồng. Đồng thời với đó, công ty lại dành 6.783 tỷ đồng để đầu tư vào trái phiếu và tiền gửi có kỳ hạn.
Sau “cú sốc” Phát Đạt, Chubb Life vẫn đổ tiền vào trái phiếu
Có thể thấy dòng tiền của Chubb Life dồn khá nhiều vào trái phiếu và gửi tiết kiệm. Đáng chú ý, trái phiếu vẫn là kênh đầu tư yêu thích của Chubb Life dù chỉ một năm trước đó, công ty đã “nếm mùi” rủi ro cùng Phát Đạt.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2022, Chubb Life ghi nhận 502 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (ngắn hạn), 492 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp dài hạn và trái phiếu Chính phủ.
Trong khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn - ngắn hạn, công ty ghi nhận 502 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, tăng mạnh so với con số 276 tỷ đồng hồi cuối năm 2021.
Theo Chubb Life, đây là lô 5.000 trái phiếu mã PDRH2123010 với tổng mệnh giá 500 tỷ đồng được đảm bảo bằng cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR). Trong đó, công ty sở hữu 500 trái phiếu PDRH 2123008 với tổng mệnh giá 50 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tài sản đảm bảo này bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thị giá của nó “rơi tự do” trong năm 2022. Đóng cửa phiên cuối cùng của năm 2022, cổ phiếu PDR dừng ở mức 13.600 đồng/CP, giảm 56.250 đồng/CP, tương đương 80,5% so với 1 năm trước đó. Điều đó có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này giảm tới 80,5% giá trị.
Chưa tính đến việc sang năm 2023, Phát Đạt liên tục khất nợ trái phiếu, chỉ riêng việc giá trị tài sản đảm bảo giảm 80,5% đã mang lại rủi ro lớn cho Chubb Life, từ đó khiến cho người mua bảo hiểm đối diện với không ít điều “kém may mắn”.
Sau đó, Phát Đạt đã bổ sung tài sản đảm bảo cho 2 lô trái phiếu bằng 152 triệu cổ phần phổ thông của một công ty con. Công ty con này đang nắm giữ quyền sử dụng đất do Nhà nước cho thuê trả bằng tiền hàng năm và tài sản gắn liền với đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá trị tài sản đảm bảo là 3.858 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty con này không được công bố danh tính. Vì vậy, cũng chưa rõ chất lượng của tài sản đảm bảo mới.
Hiện tại, dù thị trường trái phiếu đã ổn định hơn nhưng vẫn được đánh giá có nhiều rủi ro.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 21/11, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024 nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Trong đó, nổi lên việc thu ngân sách Nhà nước của tỉnh năm 2024 đạt hơn 50.000 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Thành Nam
18:43 20/11/2024Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh
Văn Thanh
Văn Thanh
Trần Quý
Vũ Linh
Phương Anh
Phương Hiếu