Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Apatit Việt Nam “kêu cứu” về khai trường 23

Thứ sáu, 28/11/2014 - 07:29

(Thanh tra) - Trong văn bản gửi các cơ quan Trung ương, Cty Apatit Việt Nam bày tỏ nỗi lo lắng xung quanh việc thăm dò, khai thác khai trường 23, thuộc khu Vườn Cam - Mỏ Apatit Lào Cai, có nguy cơ trở thành “cốc mò cò xơi” khi khu vực này được cấp phép khai thác cho một đơn vị khác.

Trụ sở Cty Apatit Việt Nam. Ảnh: http://baophapluat.vn

Khai trường 23 thuộc khu Vườn Cam (xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)  gồm các khai trường theo thiết kế của Liên Xô (cũ) là khai trường 21, 20 - 22, 23, 24.  Cty Apatit Việt Nam đã tiến hành lập báo cáo kết quả tính trữ lượng quặng apatit loại I, III khu vực Vườn Cam - Mỏ Apatit Lào Cai  trên cơ sở báo cáo thông tin thăm dò tỷ mỷ do Liên đoàn địa chất 3 lập và tiến hành bổ sung một số công trình thăm dò. Báo cáo đã được phê duyệt theo Quyết định số 533/QĐ-HĐĐGTLKS ngày 22/2/2005. Báo cáo kết quả chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên quặng apatit loại I và III khu Vườn Cam - Mỏ Apatit Lào Cai đã đươc Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt theo Quyết định số 22 ngày 6/3/2007. Khai trường 23 là một trong các khai trường thuộc các qui hoạch đã được phê duyệt, theo tiến độ khai trường được đưa vào khai thác từ năm 2008. Tuy nhiên, do nhiều lý do, đến 26/12/2013, Chính phủ mới có chủ trương đồng ý cho Cty Apatit Việt Nam lập hồ sơ xin phép khai thác.

Thực hiện chủ trương này, Cty Apatit Việt Nam đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo phục hồi môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thẩm định, phê duyệt theo qui định; lập dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác đã được thẩm định, phê duyệt theo qui hoạch.

Một góc khai trường 23. Ảnh: Thúy Nhài

Cty Apatit Việt Nam đang tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư với hàng loạt công việc: Đo vẽ bản đồ hiện trạng, lập phương án giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư...

Theo những nội dung trên, khai trường 23 đã thực hiện đầy đủ công tác về thăm dò đánh giá trữ lượng, đủ điều kiện thiết kế khai thác, không cần phải thăm dò thêm. Cũng theo qui hoạch, khai trường 23 đã được khoanh nối từ thiết kế của Liên Xô (cũ) và các qui hoạch sau này là hợp lý, không phải phân chia lại.

Tuy nhiên, mọi thủ tục trình tự đang được Cty Apatit Việt Nam từng bước hoàn thiện thì “giật mình” khi biết Cty Vạn Thắng có văn bản xin mở rộng diện tích thăm dò quặng chồng lấn lên diện tích của khai trường 23. Điều đặc biệt, văn bản xin mở rộng này được… chấp thuận.

Trước tình hình đó, Cty Apatit Việt Nam đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ TN&MT không cấp phép thăm dò sang khai trường 23 cho Cty Vạn Thắng; cho phép Cty Apatit Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép khai thác theo đúng chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 10915/ VPCP ngày 26/12/2013.

Khai trường 23 (góc phải ảnh) giáp với khai trường 21, 22 mà Apatit đang khai thác

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước đó, khi tiến hành kiểm tra khu vực xin khai thác mỏ apatit tại khai trường số 23 thuộc xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho Cty Apatit Việt Nam, đại diện các Sở TN&MT, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai, Phòng TN&MT huyện Bát Xát, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện, UBND xã Quang Kim đã xác định: Toàn bộ khu vực xin khai thác nằm trong Qui hoạch khai thác, chế biến quặng apatit đã được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 28/2008/QĐ-BCT ngày 18/8/2008, không trùng với qui hoạch khác. Khu vực xin khai thác không thuộc qui hoạch bố trí quốc phòng, không có công trình công cộng, không có di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, không có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

Tiếp đó, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã có Văn bản số 2169 ngày 17/8/2011 gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đề nghị cho phép khai thác apatit khai trường số 23 cho Cty TNHH MTV Apatit Việt Nam. Văn bản này một lần nữa chỉ rõ: Cty Apatit Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất hiện nay đang thực hiện hoạt động khai thác và tuyển quặng apatit. Dự án tuyển quặng apatit Bắc Nhạc Sơn công suất 350.000 tấn/năm đã được Cty Apatit Việt Nam đầu tư xây dựng theo đúng qui hoạch và đã hoàn thành đi vào sản xuất. Do vậy, việc khai thác quặng apatit tại khai trường số 23 nhằm phục vụ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy tuyển này.

Bộ Công thương cũng có Văn bản số 8475 ngày 12/9/2011 gửi Văn phòng Chính phủ. Sau khi khẳng định một lần nữa các điều kiện cần và đủ của khai trường 23 cho việc khai thác quặng apatit, văn bản nêu rõ: Bộ Công thương ủng hộ chủ trương cấp phép khai thác apatit tại khai trường 23 cho Cty Apatit Việt Nam; đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương và giao Bộ TN&MT hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh thủ tục và cấp phép khai thác khoáng sản theo qui định của Luật Khoáng sản.

Sau nhiều văn bản xin phép về thủ tục, ngày 26/12/2013, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 10915 gửi Bộ Công thương, Bộ TN&MT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đồng ý việc không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với các khai trường 18, 19 và 23 khu Bắc Nhạc Sơn tỉnh Lào Cai; giao Bộ TN&MT thẩm định hồ sơ, cấp phép khai thác khai trường nêu trên cho Cty Apatit Việt Nam theo qui định.

Như vậy, rõ ràng các điều kiện cần và đủ để được cấp phép khai thác quặng apatit tại khai trường 23 của Cty Apatit Việt Nam đã được đáp ứng. Việc cần làm ngay hiện nay chính là hoàn tất thủ tục cấp phép để doanh nghiệp sớm đi vào khai thác ổn định!

Thúy Nhài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm