Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai sẽ được hưởng lợi nếu giá điện tăng?

Thứ sáu, 06/03/2015 - 10:07

(Thanh tra) - Trong tháng 3/2015, giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán ra có thể tăng, nhưng không quá 10% so với giá bán hiện tại. Hiện Bộ Công thương đang tiến hành kiểm tra, thẩm định phương án giá điện năm 2015 do EVN đề xuất, báo cáo Thủ tướng ngay trong tháng 3 này. Câu hỏi được đặt ra: Ai sẽ là người được hưởng lợi khi giá điện lại tiếp tục tăng trong thời gian tới đây?

Điệp khúc “điện ơi, tăng giá liên miên”?
 
Việc lên phương án điều chỉnh tăng giá bán điện của EVN đã được rục rịch từ trước Tết Nguyên đán Ất Mùi. Và sau Tết đã thực sự trở thành vấn đề “nóng” tại các cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ và Bộ Công thương. Bởi lẽ, điện luôn được xem là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất, tác động trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân. Trong nhiều năm qua, giá bán điện của EVN chỉ tăng mà không có giảm!
 
Có 3 phương án điều chỉnh tăng giá điện cho lần này đã được cơ quan điều hành đưa ra, gồm các mức: 7,5%, 8,5% hoặc 9,5%. Trong đó, phương án tăng giá bán 9,5% so với giá hiện nay nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ Bộ, ngành liên quan với lý do phải đưa giá điện tiệm cận thị trường. Nếu mức tăng 9,5% được phê duyệt, thì giá điện bán lẻ bình quân trong năm 2015 có thể tăng tương đương 1.652,2 đồng cho mỗi kWh. Lý giải cho việc phải điều chỉnh giá bán điện, theo cơ quan quản lý cho biết hiện giá điện đang được bán dưới giá thành sản xuất và thấp hơn so với các nước khác nên không thể thu hút các nhà đầu tư.

Cuối năm 2014, theo công bố của Bộ Công thương, giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2013 là 1.473,8 đồng/kWh. Trong đó, chi phí trong khâu phát điện là 1.135,57đồng/kWh, phí khâu truyền tải gần 80 đồng, khâu phân phối bán lẻ có mức giá thành là 251,97 đồng. Khâu cuối cùng là phụ trợ, quản lý ngành có tổng chi phí năm 2013 là 746,29 tỷ đồng, tương ứng mức giá thành 6,47 đồng/kWh. Trong khi giá bán điện thương phẩm bình quân năm 2013 của EVN là 1.499,82 đồng/kWh, thấp hơn giá điện bán lẻ bình quân đang ở mức 1.508,85 đồng.

Giá bán điện tăng, ai sẽ được hưởng lợi?

Nhìn vào những con số thống kê trên của EVN và các Bộ, ngành liên quan có thể thấy giá bán điện sẽ còn tăng khi giá bán còn chưa bù đắp được các chi phí sản xuất. Nếu giá bán điện tăng trong thời gian tới, ai sẽ được hưởng lợi: Nhà nước, doanh nghiệp, hay người dân?

Trả lời cho câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Việc điều chỉnh giá điện theo sát giá thị trường mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng có liên quan.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thì đối với mặt hàng điện, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo, về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh giá điện tiệm cận theo thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo giá điện thương phẩm hiện nay của Việt Nam thấp hơn giá thành, dẫn đến không thu hút thêm được các nhà đầu tư để sản xuất điện năng. Như vậy, chủ yếu chỉ có EVN sản xuất điện và Chính phủ vẫn phải bù lỗ, trong khi doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực mạnh) không dám đầu tư vào lĩnh vực này.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp FDI sử dụng điện năng nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: Xi măng, sắt thép… được hưởng lợi từ giá điện rẻ hơn giá thành, trong khi Chính phủ vẫn phải trợ giá điện!

Chính vì vậy, giá điện cần tiệm cận giá thị trường để có nhiều sự cạnh tranh hơn, có nhiều nhà cung cấp điện năng hơn. Nếu thực hiện được việc đó, Chính phủ được lợi vì không phải bù lỗ như hiện nay. Doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng được hưởng lợi vì được tham gia thị trường cung cấp điện năng cạnh tranh lành mạnh và khi có sự cạnh tranh lành mạnh thì từng doanh nghiệp phải giảm chi phí thấp nhất, tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, tạo ra giá thành điện rẻ nhất. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng thì trước mắt, khi giá điện tăng (tiệm cận đến giá thị trường) sẽ phải tính đến việc tiêu dùng điện năng tiết kiệm, nếu không muốn chi phí dành cho việc tiêu thụ điện năng tăng hoặc sẽ phải tăng chi phí khi sử dụng điện năng như hiện nay đang sử dụng.

“Về lâu dài, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng sẽ được hưởng mức giá điện cạnh tranh và được hưởng các phúc lợi xã hội khác từ Chính phủ khi các khoản bù lỗ của Chính phủ cho mặt hàng điện như hiện nay sẽ được đầu tư vào việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như đầu tư cho phúc lợi xã hội của người dân” - ông Đỗ Thắng Hải cho biết thêm.

Ngày 30/12/2014, tại trụ sở Bộ Công thương, Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công thương phối hợp với EVN tổ chức họp báo "Công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2013". Theo đó, lãi hoạt động sản xuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2013 của EVN là 4.938,44 tỷ đồng.

Quang Đông

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

Bài 3: Áp dụng công nghệ hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng

(Thanh tra) - Trong thời đại 4.0 như hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng là tất yêu và đòi hỏi sự cấp bách. Với chủ trương mang đến những tiện ích tối đa cho khách hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã liên tục hiện đại hoá, áp dụng công nghệ từ khâu tìm kiếm, lựa chọn phương tiện cho tới khâu thanh toán, sử dụng.

Cao Sơn

07:05 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm