Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ai lợi hơn ai?

Thứ năm, 28/11/2013 - 13:00

(Thanh tra) - Có thể thấy, những bất lợi ngay trước mắt của những người buôn bán các quán hàng hay trong chợ với việc bán hàng rong trên địa bàn Hà Nội - đó là điều mà đa số người bán hàng chia sẻ.

Ngõ đi lại trở thành nơi bán hàng hằng ngày cạnh chợ Cầu Diễn. Ảnh: Mai Mai

Cái lẽ được coi là điều hiển nhiên hẳn ai cũng biết, trong các quán hàng hay các sạp hàng ở chợ, khi buôn bán bất kì một mặt hàng nào cũng phải nộp thuế môn bài cho Nhà nước hay nộp tiền thuê sạp, thuê địa điểm… Ngoài ra, những mặt hàng được buôn bán, kinh doanh cần phải được kiểm tra, kiểm định về tiêu chuẩn, chất lượng là khâu yêu cầu tối thiểu nhằm đảm bảo sức khỏe và lợi ích cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, không cần những điều kiện trên, các mặt hàng được bán rong, bày bán một cách ngang nhiên giữa các con phố, các hẻm, ngõ, thậm chí tràn lan ở cả vỉa hè hay lòng lề đường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các mặt hàng này lại không có một cơ quan chức năng nào quản lí, kiểm soát nhằm kiểm tra hay kiểm định về chất lượng. Đồng thời, trong quá trình buôn bán lại rất thoải mái do điều kiện nay đây, mai đó nên không cần thiết phải nộp thuế hay đóng tiền ra vào chợ.

Theo quan sát thực tế cho thấy, việc quản lí không chặt chẽ của các khu chợ đã làm cho các quán hàng rong dày đặc bên ngoài, có những người bán hàng ngay ven đường, trên các ngõ, hẻm cạnh chợ mà ít bị lực lượng chức năng nào nhắc nhở.

Xe máy, xe đạp bán hàng ngay giữa đường qua lại trước cổng chợ. Ảnh: Mai Mai

Vẫn biết, hình ảnh những người bán hàng rong ở Hà Nội xưa nay không phải là hiếm thấy, nhưng bán rồi đi như người qua đường là một chuyện. Còn đứng bán, ngồi bán một chỗ trên vỉa hè, ngay lòng lề đường lại là một chuyện khác. Khi tìm hiểu, chúng tôi được một chị bán hàng rau chia sẻ: “Người bán hàng rong chủ yếu là người dân ở các tỉnh lẻ lên thành phố tìm kế sinh nhai vì vậy không có địa điểm cụ thể để buôn bán, mở quán hàng, nay ngồi đây chứ ngày mai chưa biết được…”.

Có những con phố, con ngõ nhỏ, đường đi chật hẹp nhưng người dân vẫn bày hàng bán trên đường. Phương tiện đi lại tắc nghẽn lại réo còi xe inh ỏi, người đi lại chen lấn nhau. Có trường hợp, người tham gia phương tiện chỉ cần “táp” xe ngay sang lề đường có thể mua những món hàng đang được bày biện ngay trên vỉa hè. Hệ quả là tiềm ẩn tai nạn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Có thể kể đến hàng trăm lí do để bao biện cho việc hàng rong tồn tại trên khắp các con phố, ngõ, hẻm trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, lí do chính đáng nhất được người dân chấp nhận đó là: Xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng, ưa mau chóng - tiện lợi mà hàng hóa lại không đắt đỏ, hợp với túi tiền người mua. Hay người mua kèm theo đó là người bán hàng rất dễ buôn bán do được trả giá hàng hóa. Đặc biệt, với hàng rong, người dân khi bước chân ra khỏi nhà đã có thể mua được thứ mình muốn ngay lập tức. “Đường đông, xe cộ đi lại cũng khó khăn, có hàng rong cái gì cũng nhanh gọn…”, một người dân cho biết.Người dân ngang nhiên bán hàng giữa đường và trên vỉa hè. Ảnh: Mai Mai

Mặc dù nhiều nơi đã có sự can thiệp của lực lượng công an hay lực lượng giữ gìn trật tự đô thị nhưng người dân vẫn “chứng nào tật ấy”. Khi có mặt lực lượng công an thì các hàng hóa được những người bán đua nhau bưng bê chạy tán loạn. Xe công an, trật tự vừa đi khỏi thì cảnh tượng bày bán lại hiện ra như thường. Có những khu vực, công an ngày nào cũng đi tuần tra nhưng tình hình không mấy khả quan. Ví dụ: Khu vực đường Bờ Sông, Cầu Giấy xuất hiện thêm chợ bờ sông. Trên cầu đường Hoàng Hoa Thám, Ba Đình xuất hiện chợ cá cầu,chợ chim…

Một cán bộ công an khi đi tuần tra trật tự ở đường Bờ Sông cho biết: “Khu vực này cấm tụ tập bán hàng nên ngày nào lực lượng trật tự cũng đi tuần tra, chúng tôi dẹp chẳng khác nào dẹp loạn, nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn hết ngày này qua ngày khác. Người dân qua lại khó khăn vì phải chen lấn, hơn nữa cứ sau một buổi họp chợ xong thì rác rưởi hay nước cá, nước tôm bừa bãi, gây mất vệ sinh công cộng… Mỗi khi bị tịch thu hàng hóa thì đến xin xỏ, kể khổ trăm bề, phạt đấy nhưng vẫn chẳng chịu chừa…”.

“Vốn liếng bỏ ra buôn bán thì nhiều, khi đến hàng, quán, khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng, có đủ và rõ ràng về nhà cung cấp, hạn sử dụng, mẫu mã… Ngược lại, hàng rong thì chỉ cần là của nhà mang đi bán hoặc người bán có thể lấy lại ở một địa điểm nào đó vì vậy việc buôn bán rất thuận lợi và nhanh chóng. Đó là những điều mà chúng tôi trăn trở, mặc dù vẫn biết khách hàng luôn là những người lựa chọn thông minh”, một chị bán hàng trong chợ cho biết.

                                                                                            Mai Mai

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc bị cấm thầu 3 năm tại tỉnh Cà Mau

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Chu Tuấn

18:30 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm