Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ hai, 18/10/2021 - 22:59
(Thanh tra) - Ngày 18/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tập đoàn Google tổ chức Hội thảo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng kinh tế số Việt Nam hiện nay, khả năng phát triển trong tương lai và những cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế số.
Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại hội thảo. Ảnh: PV
Chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế số
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, chủ đề của hội thảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bối cảnh hiện nay, góp phần cung cấp những nét tổng quan về tiềm năng kinh tế số của Việt Nam và đưa ra những đề xuất về cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số Việt Nam trong thời gian tới.
Thuật ngữ “kinh tế số” (digital economy) đã được nhắc đến khá lâu trước khi xuất hiện khái niệm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự xuất hiện của Internet vạn vật (IoT) đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu số vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Xu hướng “số hóa” hay “chuyển đổi số” ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Với nhiều quốc gia trên thế giới, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển quan trọng. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và cần phải đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Xác định rõ tầm quan trọng của kinh tế số, chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế, xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng liên quan đến phát triển lĩnh vực này, trong đó đặt mục tiêu tới 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP.
Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho Đảng và Chính phủ, từ năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa những khát vọng, chủ trương, định hướng đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thông qua các hoạt động hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh, quản lý sáng tạo.
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án về mô hình kinh tế chia sẻ, chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa cấp thiết đối với nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam trong những năm tới.
Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn của thế giới để trao đổi, tham mưu đề xuất các vấn đề lớn về cơ chế, chính sách nhằm định hướng phát triển, tối ưu nguồn lực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế số.
Tại hội thảo, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, số hóa nhằm góp phần tăng năng suất lao động, vận hành hiệu quả. Trong thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19, theo khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có bước tiến nhảy vọt, 60% các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các nền tảng và công cụ trực tuyến và Chính phủ điện tử đang cung cấp trên 2.000 thủ tục trực tuyến.
Theo khung đánh giá của Ngân hàng Thế giới, để trở thành công xưởng về công nghệ số cần phải có kết nối internet và chất lượng tốt; năng lực, kỹ năng, hấp thu công nghệ số và kinh tế số, lượng tương quan của người lao động và khung pháp lý; hấp thu và áp dụng các công nghệ mới, đổi mới sáng tạo; trụ cột về bảo vệ an ninh dữ liệu và hỗ trợ luồng thông tin dữ liệu.
Ngoài hạ tầng có chất lượng và kết nối với giá cả hợp lý, phần lớn lợi thế của công nghệ số chủ yếu nhờ vào yếu tố kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ mới và thông tin, dữ liệu.
Ông Jacques Morisset cho rằng, Việt Nam có tiềm năng và sẽ thành công trong cuộc đua về công nghệ số song phải hành động, tạo môi trường kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi và ứng dụng công nghệ nhanh; tất cả mọi người có thể tiếp cận dữ liệu có chất lượng.
Việt Nam có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số
Đại diện nhóm nghiên cứu của Google trình bày báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam”, cho thấy, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Khoản tiền này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020. Dự kiến, các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất là sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, giáo dục và đào tạo.
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho các lĩnh vực truyền thống, phi công nghệ. Việc không dành nhiều quan tâm đến tác động của công nghệ số trong các lĩnh vực truyền thống ở Việt Nam như sản xuất, sẽ dẫn đến rủi ro bỏ qua các tác động chuyển đổi của công nghệ. Công nghệ số được áp dụng vào các ngành truyền thống có tiềm năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
Báo cáo đưa ra 8 công nghệ chủ chốt có tiềm năng đóng góp vào nền kinh tế số Việt Nam, gồm: Internet di động; điện toán đám mây; dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo (AI); (công nghệ tài chính (fintech); Internet vạn vật (IoT) và viễn thám; robot tiên tiến và chế tạo đắp lớp (Additive Manufacturing).
Các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí năng suất cho doanh nghiệp. Các công nghệ này có thể tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy việc áp dụng kỹ thuật số cũng rất thiết yếu để Việt Nam ứng phó và phục hồi trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và sau đại dịch. Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động nghiêm trọng của COVID-19.
Báo cáo đưa ra ba trụ cột hành động để Việt Nam nắm bắt tối đa cơ hội số của đất nước là phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước; Nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên; Phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số.
Thông qua các chương trình, quan hệ đối tác và sản phẩm của mình, Google đang đóng góp đáng kể vào tiến trình thúc đẩy chuyển đổi số của Việt Nam bằng việc cung cấp các công cụ số như nền tảng đám mây của Google và chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp dựa trên công nghệ số.
Các chương trình kỹ năng số như “bệ phóng Việt Nam Digital 4.0” và “lập trình cho tương lai cùng Google”, Google hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và kỹ năng số cho nguồn nhân lực, đặc biệt đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có mong muốn tận dụng công nghệ số để cải thiện năng suất và tiếp cận khách hàng, đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các doanh nghiệp trong nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Giám đốc Quan hệ Chính phủ và Điều hành chính sách công của Google Đông Nam Á Andrew Ure nhận định, với dân số trẻ, yêu thích công nghệ và bối cảnh kỹ thuật số năng động, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố và tiềm năng để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), đây thực sự là thời điểm tuyệt vời để Việt Nam nắm bắt cơ hội này.
T.Lương
20:41 15/11/2024(Thanh tra) - 10 tháng đầu năm nay, có 92 dự án được cấp mới bởi nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam với tổng số vốn lên đến gần 139 triệu USD.
Uyên Uyên
20:18 15/11/2024Chính Bình
19:15 15/11/2024Thanh Giang
13:30 15/11/2024N. P
21:03 14/11/2024Hoàng Hiệp
Trọng Tài
Trung Hà
Uyên Uyên
Kim Thành
T.Thanh
T.Lương
PV
Bộ phận Quan hệ Nhà đầu tư VietinBank
Nguyễn Hiền – PC Lào Cai
Theo EVNNPC
Uyên Uyên