Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là sự cụ thể hóa quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Kể từ khi ra đời, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng được bổ sung để tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định.

Không còn hoạt động “gọi vong”, mê tín

Sự việc xảy ra tại chùa Ba Vàng, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, năm 2019 tổ chức hoạt động “gọi vong”, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, trục lợi đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. 

Ngay sau khi sự việc này được phát giác, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan vào cuộc và chấn chỉnh kịp thời. Theo đó, đã yêu cầu chùa Ba Vàng chấm dứt các hoạt động không có trong danh mục tôn giáo năm 2019 đã đăng ký với các cấp chính quyền theo quy định luật. Đồng thời, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và Hiến chương, Nội quy của Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chấn chỉnh việc giảng pháp của tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng trên các mạng xã hội; thực hiện nghiêm giáo lý của nhà Phật.

Kể từ đó đến nay, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại chùa Ba Vàng nói riêng và các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cơ bản ổn định, ngày càng đi vào nền nếp, không phát sinh việc phức tạp hoặc điểm nóng về an ninh trật tự có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

leftcenterrightdel
 Một buổi sinh hoạt giáo lý tại Nhà thờ Hòn Gai (TP Hạ Long). Ảnh: Hoàng Giang

Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 4 tôn giáo chính hoạt động gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, với tổng số tín đồ trên 190.000 người. Xác định công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác tôn giáo, tạo thuận lợi cho đồng bào các tôn giáo thực hành tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.

leftcenterrightdel
Các tín đồ tôn giáo chung tay cùng tỉnh trong phòng, chống dịch Covid-19. Trong ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh trao hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh mua thiết bị y tế 

Các ngành chức năng đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đảm bảo các tôn giáo trong tỉnh hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật. Sở Nội vụ đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng kịp thời hướng dẫn các địa phương, Mặt trận Tổ quốc các tổ chức chính trị - xã hội thường xuyên tổ chức thăm hỏi, động viên các tổ chức giáo hội, các chức sắc tôn giáo nhân dịp lễ trọng. Đồng thời, vận động các chức sắc, tín đồ có đạo thực hiện tốt chủ trương, chính sách, quy định của Trung ương, của tỉnh và địa phương, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, nêu cao tinh thần cảnh giác, phá vỡ âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc nhằm chia rẽ đoàn kết toàn dân. 

Tỉnh Quảng Ninh cũng đặc biệt chú trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các tôn giáo.

5 năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh đã tổ chức hàng chục hội nghị phổ biến pháp luật cho trên 2.200 chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo với các nội dung: Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; bảo vệ tôn tạo, trùng tu di tích đúng Luật Di sản...

Các tổ chức chính trị, xã hội cũng tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, trao đổi với các chức sắc, tín đồ để nắm chắc tình hình, tập hợp và phản ánh đầy đủ tâm tư nguyện vọng của đồng bào tôn giáo; đồng thời tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào.

Đưa luật đến với bà con có đạo

Lào Cai là một tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc sinh sống. Toàn tỉnh hiện có 41 cơ sở tín ngưỡng, trong đó có 31 cơ sở tín ngưỡng đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia; có 3 tôn giáo đang hoạt động (Phật giáo, Công giáo, Tin lành) với 53.857 tín đồ, chiếm 7,3% dân số toàn tỉnh.

Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành; thực hiện Quyết định số 306/QĐ-TTg, ngày 08/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1090/QĐ-BNV, ngày 29/3/2017 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch 279/KH-UBND, ngày 01/11/2017 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thực hiện một số nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; UBND cấp huyện và cấp xã đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện luật trên địa bàn, đảm bảo đúng pháp luật và đúng thẩm quyền được phân cấp.

Qua 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, các chức sắc, tín đồ tôn giáo được biết và thực hiện.

 Cụ thể: Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật các cấp đã xây dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định; Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh phối hợp tổ chức hơn 30 hội nghị tuyên truyền cho cán bộ xã, thôn và nhân dân; cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh đã tổ chức phổ biến và hướng dẫn thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho 160 cán bộ làm công tác cấp tỉnh, cấp huyện; 175 chức sắc, chức việc đạo Công giáo, Phật giáo và 377 người đại diện, người giúp việc các nhóm Tin lành trên địa bàn; Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức 02 hội nghị quán triệt, bồi dưỡng pháp luật về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ Mặt trận và đoàn thể làm công tác tôn giáo; tổ chức trên 1.500 lượt tiếp xúc, tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 cho tín đồ tôn giáo trên địa bàn...

Thông qua việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đồng thời giúp chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động và sinh hoạt tôn giáo.

Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, nâng cao chất lượng hiệu quả; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết kịp thời các nhu về tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức tôn giáo; thường xuyên kiểm tra việc xây dựng, sửa chữa công trình tôn giáo và công trình phụ trợ liên quan đến tôn giáo; hướng dẫn cho các tổ chức tôn giáo thực hiện thủ tục xin cấp đất xây dựng cơ sở tôn giáo, công trình tôn giáo theo đúng quy định pháp luật về đất đai và xây dựng. Trong 03 năm qua cơ quan chức năng đã thẩm định thiết kế bản vẽ thi công 13 công trình dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, cấp phép các dự án đầu tư xây dựng 3 công trình tôn giáo (Phật giáo 1, Công giáo 02).

Tăng cường quản lý các hoạt động từ thiện xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhận tham gia các hoat động từ thiện, nhân đạo; trong thời gian qua, các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp đỡ các em học sinh nghèo học giỏi, các gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình gặp thiên tai, neo đơn... nhân dịp lễ, Tết với giá trị vật chất trên 3 tỷ đồng.

5 năm triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào có đạo; đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại địa phương, qua đó góp phần hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh, dẹp bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín di đoan, thực hiện nếp sống văn minh lành mạnh.

Trà Vân