Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL

Minh Quân

Chủ nhật, 29/05/2022 - 17:01

(Thanh tra)- Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng sâu, vùng xa, được chú trọng thực hiện thông qua tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống...

Tổ Công tác Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) tuyên truyền pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới, tháng 7/2021. Ảnh: QĐND

Theo báo cáo tổng kết Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017-2021, Uỷ ban Dân tộc cho biết, vùng đồng bào DTTS&MN vẫn là “lõi nghèo của cả nước, thu nhập bình quân đầu người của người DTTS chỉ bằng khoảng 30% so với bình quân chung cả nước. Dân số DTTS chiếm 14,68% dân số cả nước nhưng chiếm đến 52,66% hộ nghèo của cả nước. Nhận thức về pháp luật và hiểu biết pháp luật của đồng bào DTTS sinh sống ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, việc tiếp cận thông tin pháp luật khó khăn.

Một số cơ quan, ban, ngành và chính quyền cơ sở vẫn còn chưa nhiệt tình phối hợp và thực hiện thường xuyên các hoạt động PBGDPL.

Đồng bào DTTS, trình độ dân trí còn thấp, không đồng đều, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ… nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, khiến tình hình vi phạm các tệ nạn xã hội trên địa bàn nhiều do thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật.

Do vậy, công tác PBGDPL được Uỷ ban Dân tộc cũng như các cấp, các ngành và chính quyền địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm giúp đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Công tác PBGDPL căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân. Hoạt động PBGDPL cho người dân ở vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, được chú trọng thực hiện thông qua tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc, lồng ghép PBGDPL trong các hoạt động văn hóa truyền thống...

Xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL

Sau thời gian triển khai, Uỷ ban Dân tộc đã tổ chức 94 hội nghị, lớp tập huấn cho 9.688 lượt cán bộ, công chức làm công tác dân tộc (CTDT) các cấp, người có uy tín và đồng bào DTTS. Các nội dung được quan tâm là các quy định pháp luật như: Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Hộ tịch; Luật An ninh mạng; Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và các quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh và các quy định xử phạt có liên quan; tuyên truyền về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các chính sách dân tộc (CSDT) được ban hành và các mô hình tiêu biểu thực hiện hiệu quả.

Tổ chức 14 hội thảo với 1.950 lượt người tham gia, kịp thời chia sẻ, trao đổi những bài học kinh nghiệm trong xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, thực thi CSDT; xây dựng các mô hình PBGDPL nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ môi trường sinh thái ở vùng DTTS&MN.

Tổ chức 04 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, gồm: 01 hội thi tuyên truyền viên pháp luật về bình đẳng giới tại tỉnh Lâm Đồng; 02 hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững vùng DTTS (tại Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh); 01 Cuộc thi “Tìm hiểu về cải cách hành chính và phát huy sáng kiến trong cải cách hành chính năm 2019” cho toàn thể công chức của Uỷ ban Dân tộc, mỗi hội thi thu hút trên 500 lượt người tham dự.

Phối hợp với Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam sản xuất, phát sóng 2 chương trình truyền hình, 3 chương trình phát thanh để PBGDPL về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào DTTS.

Xây dựng, duy trì hoạt động của 43 mô hình điểm ở xã để PBGDPL về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới; giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào DTTS.

Tổ chức biên soạn, phát hành sách, sổ tay với số lượng 8.230 cuốn (08 quyển tiếng Việt), 1.000 cuốn (03 quyển tiếng DTTS); tờ rơi, tờ gấp với số lượng 37.000 tờ (tiếng Việt), 43.000 tờ (tiếng DTTS) để PBGDPL về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy; giảm thiệu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào DTTS và CSDT phát cho cán bộ làm CTDT ở địa phương, người có uy tín và đồng bào DTTS…

Bên cạnh đó, Uỷ ban Dân tộc cũng bước đầu xây dựng, nhân rộng được các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL tại các xã để thu hút cán bộ, công chức xã, cán bộ thôn, bản, người có uy tín tham gia PBGDPL cho đồng bào DTTS; xây dựng các tài liệu song ngữ, đề cương tuyên truyền phù hợp với văn hóa, tập quán của đồng bào DTTS.

Nhiều mô hình sáng tạo

Một số địa phương đã có sáng kiến mô hình ứng dụng Infographic trong tuyên truyền, PBGDPL giúp trình bày nội dung cần tuyên truyền, vận động một cách dễ hiểu, hấp dẫn, đỡ nhàm chán, thu hút sự chú ý của cán bộ, công chức và đồng bào DTTS.

Như ở tỉnh Trà Vinh thực hiện lồng ghép nội dung PBGDPL nhân dịp mừng Tết Chôl Chnam Thmây và lễ Sêne Đolta cùng với các ngày quy y tại 143 chùa Phật giáo Nam tông Khmer, 27 cơ sở thờ tự của đồng bào Hoa và Thánh đường Hồi giáo của đồng bào Chăm.

Tại Phú Yên tổ chức 12 chương trình giao lưu văn hóa gắn với chiếu phim tuyên truyền nội dung PBGDPL về ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật.

Còn ở Quảng Ninh đã tổ chức gần 70 buổi tuyên truyền thông qua hình thức văn hóa, văn nghệ phục vụ trên 20.000 lượt người; thực hiện trên 250 buổi chiếu phim lưu động/1 năm phục vụ cho 200-300 ngàn lượt người; tổ chức 150 buổi tuyên truyền lưu động/1 năm phục vụ cho 300-400 ngàn lượt người.

Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 675 buổi biểu diễn, 7.000 buổi chiếu phim, 8.832 buổi sinh hoạt về bình đẳng giới, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

Sầm Văn Bình - người uy tín đam mê công nghệ

(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.

Thảo Nguyên - Anh Mạnh

19:52 23/10/2024
Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

Bài 3: Nhận diện thủ đoạn

(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.

Minh Tân - Vũ Linh

08:00 30/07/2024

Tin mới nhất

Xem thêm