Theo dõi Báo Thanh tra trên
Khoa Lê
Thứ ba, 05/04/2022 - 22:33
(Thanh tra) - Sân trường vùng cao Ninh Thuận trở nên ấm áp hơn khi những tiếng “tìn toon” của nhạc cụ Mã La được các học sinh đánh thuần thục. Sau nhiều năm triển khai đưa nhạc cụ Mã La vào trường học bán trú và nội trú, không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh mà còn góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Raglai.
Các thành viên trong đội Mã La hăng say tập luyện nhạc cụ của dân tộc mình. Ảnh: Khoa Lê
Tìm về Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Trung học cơ sở (THCS) Phước Hà, huyện Thuận Nam, từ xa chúng tôi đã nghe âm vang tiếng nhạc cụ Mã La ở sân trường.
Tiếng “tìn toon” của nhịp điệu Mã La như làm ấm áp thôn bản vùng cao trong những ngày đầu tháng 4 này.
Trong trang phục truyền thống đầy sắc màu của đồng bào Raglai, 10 em học sinh thuộc đội bộ Mã La của Trường Phước Hà tự tin đánh và múa rất “điệu nghệ”.
Được “mục sở thị” cách học sinh đánh, nâng niu nhạc cụ cũng như sự nghiêm túc khi biểu diễn, chúng tôi càng thêm trân trọng sự nỗ lực của ngành giáo dục huyện Thuận Nam trong việc đưa nhạc cụ Mã La vào trường học, góp phần giữ gìn và bảo tồn nhạc cụ Mã La nói riêng và văn hóa truyền thống của người Raglai nói chung.
Em Ma Năng Thị Yến, thành viên Đội Ma La Trường PTDTBT THCS Phước Hà, chia sẻ: “Mã La là nhạc cụ truyền thống của ông bà xưa truyền lại cho các thế hệ con cháu. Em cùng các bạn trong lớp tự nguyện đăng ký tham gia học biểu diễn Mã La để góp phần gìn giữ văn hóa của tộc người Raglai”.
“Mã La là một nhạc cụ nhìn đơn giản, nhưng để sử dụng tốt lại không dễ. Để có thể đánh ra những giai điệu trầm bổng tạo ra những cung bậc khác nhau phục vụ cho từng lễ, chúng em phải chăm chỉ luyện tập, đặt tâm huyết và đam mê vào nó”, em Yến chia sẻ thêm.
Là một trong những ngôi trường vùng cao duy trì và phát triển sôi nổi các hoạt động bảo tồn nhạc cụ Mã La tại địa phương, Ban Giám hiệu Trường PTDTBT THCS Phước Hà đã có nhiều phương pháp đưa nhạc cụ Mã La đến với học sinh như: Tổ chức các cuộc thi đánh Mã La, mời các nghệ nhân đánh Mã La ở địa phương về trường hướng dẫn kỹ thuật sử dụng nhạc cụ, xây dựng các câu lạc bộ, đội, nhóm đánh Mã La tại trường để tập luyện…
Thầy giáo Trượng Văn Quân, Tổng Phụ trách Đội Trường PTDTBT THCS Phước Hà chia sẻ: “Việc đưa nhạc cụ Mã La vào các trường học vào các tiết học ngoại khóa khởi nguồn từ năm học 2013 - 2014. Lúc đó, nhiều thầy cô nhận thấy nghệ thuật âm nhạc của người Raglai có nguy cơ đang dần bị mai một, đặc biệt là đối với các em học sinh nên đã thể hiện quyết tâm trong công tác giữ gìn, bảo tồn.
Sau gần 10 năm triển khai, không chỉ tạo nên nét mới trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Raglai, mà còn tạo sân chơi lành mạnh nhằm ngăn chặn các văn hóa độc hại, những hiện tượng tiêu cực len lỏi vào trường học”.
Ông Lê Minh Khánh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam cho biết: “Trong những năm qua, chúng tôi đặc biệt quan tâm và chú trọng thực hiện công tác đưa văn hóa dân tộc vào trường học. Đặc biệt là đưa nhạc cụ Mã La vào các tiết học ngoại khóa để học sinh biết sử dụng nhạc cụ, am hiểu văn hóa truyền thống của đồng bào mình”.
Theo các nghệ nhân đánh Mã La ở xã Phước Hà, Mã La được ví là vật thiêng, là người bạn tâm giao không thể thiếu trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Raglai. Thông qua nhạc điệu của Mã La, người biểu diễn nhạc cụ bày tỏ lòng biết ơn các vị thần núi, thần đất đã phù hộ cho dân làng có những mùa màng bội thu, lúa bắp đầy kho; tinh thần đoàn kết nỗ lực vượt qua khó khăn của người Raglai chăm lo sản xuất hướng tới cuộc sống no ấm; thể hiện lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, tộc họ, xóm làng giúp con cháu có cuộc sống bình an, học hành tiến bộ…
Được biết, vào năm 2014 - 2015, Đội Mã La của Trường PTDTBT THCS Phước Hà chỉ có khoảng 15 học sinh đăng ký tham gia, nhưng đến nay đã phát triển hơn 50 thành viên. Với niềm đam mê, năng khiếu cùng quá trình bồi dưỡng, nhiều em trong đội đã trở thành hạt nhân nòng cốt của địa phương tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ do các cấp, ngành tổ chức.
Trường PTDTBT THCS Phước Hà có 4 chiếc Mã La do Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Nghệ thuật Văn hóa dân gian thuộc Trung tâm Trao đổi Giáo dục với Việt Nam tại Hà Nội tài trợ.
Ngoài Trường PTDTBT THCS Phước Hà của huyện Thuận Nam, thì hiện nay tại huyện Bác Ái có khoảng 10 trường học bán trú và nội trú cũng đưa nhạc cụ Mã La vào các tiết học ngoại khóa. Nhờ đó, tạo sự hứng khởi cho học sinh khi tự chủ động tìm hiểu và học hỏi về văn hóa truyền thống dân tộc Raglai.
Cuộc sống với nhiều bộn bề, nghệ thuật âm nhạc của người Raglai có nguy cơ mai một dần, thì thật đáng trân trọng khi ngành giáo dục Ninh Thuận đã nỗ lực, vượt qua khó khăn quyết tâm giữ gìn được âm vang của nhạc cụ Mã La trong các trường học, cũng như giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ở các huyện miền Tây của tỉnh Nghệ An và các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều người biết đến ông Sầm Văn Bình, trú tại bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An là bởi lâu nay ông được mệnh danh là “nhà Thái học” với rất nhiều thành công trong lĩnh vực nghiên cứu, biên soạn, tổ chức dạy và học chữ Thái Lai Tay. Không những thế, ông còn sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, văn học dân tộc Thái và có gần hai chục đầu sách có giá trị.
Thảo Nguyên - Anh Mạnh
19:52 23/10/2024(Thanh tra)- Bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt các đối tượng xấu, đối tượng phản động FULRO lưu vong tổ chức cho người dân tộc thiểu số (DTTS) xuất cảnh sang Thái Lan trái phép theo nhiều hình thức khác nhau. Thế nhưng, khi qua đó, chúng bỏ rơi ngay chính đồng bào của mình ở các nhà trọ, khu tị nạn rơi vào cảnh khốn cùng, số phận mong manh trên đất Thái.
Minh Tân - Vũ Linh
08:00 30/07/2024Nam Dũng
21:12 09/12/2023Nam Dũng
11:57 16/11/2023Nam Dũng
22:09 08/11/2023Nam Dũng
10:36 08/11/2023Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương