Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 08/12/2021 - 21:20
(Thanh tra) - “Phải làm cách nào tạo sinh kế cho người dân tại quê nhà. Đây là bài toán tổng thể từ đào tạo nhân lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp”, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng nhìn nhận.
“Phát triển khu vực nông nghiệp gắn công nghiệp dịch vụ, làm sao ly nông không ly hương, lời giải ở đâu”, ông Nguyễn Duy Hưng đặt câu hỏi. Ảnh: Đ.X
Chiều 8/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến với tỉnh, thành ủy ba địa phương Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ tổng kết Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đảm bảo "ly nông, không ly hương" là vấn đề lớn
Chủ trì hội nghị, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng bày tỏ băn khoăn khi các địa phương có tiềm năng, nhưng lại đặt mức tăng trưởng nông nghiệp thấp hơn so với chỉ tiêu tăng trưởng chung (trên dưới 3%).
“Phát triển khu vực nông nghiệp gắn công nghiệp dịch vụ, làm sao ly nông không ly hương, lời giải ở đâu”, ông Hưng đặt câu hỏi. Theo ông Hưng, thực tế cơ chế thu ngân sách hiện nay tạo áp lực lớn cho các tỉnh nên để phát triển thuần nông rất khó khăn. Nhiều địa phương phải triển khai dự án công nghiệp, đô thị để tăng thu.
Cho nên, chính sách phải làm sao hài hòa lợi ích người dân và lợi ích chung, trong đó có thu ngân sách.
“Tới đây chính sách cho nông nghiệp nông thôn, tiếp cận tín dụng thế nào, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nêu.
Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) Nguyễn Tú Anh cho rằng, kết quả từ chính sách đối với “tam nông” thời gian qua rất đáng ghi nhận nhưng “thành quả vẫn mong manh”
“Làm gì để người nông dân được hưởng lợi một cách công bằng hơn cải thiện đời sống người nông dân bền vững trong thời gian tới”, ông Tú Anh nêu và cho rằng, vừa qua do tác động của dịch COVID -19 khiến người nông dân dễ bị tổn thương lại càng tổn thương hơn, ngay cả những người dân đã “ly nông, ly hương”.
Ông Tú Anh đưa ra dẫn chứng tỷ lệ người lao động mất việc làm lên tới hơn 3 triệu người, một bộ phận không nhỏ trong số này đã phải quay trở về quê hương nhưng khu vực nông thôn chỉ có khả năng hấp thụ tăng thêm chưa đến 500.000 việc làm.
“Dòng lao động lại di cư ngược, tạo ra sức ép lớn trong đời sống người nông dân ở quê nhà. Rõ ràng việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần đặt kế hoạch tổng thể chung cả nền kinh tế, đảm bảo ly nông bất ly hương là vấn đề lớn”, ông Tú Anh nhìn nhận.
Tháo gỡ vốn tín dụng, có ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp
Từ điểm cầu địa phương, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ lý giải tăng trưởng nông nghiệp không thể theo kịp các khu vực khác, bởi trong bối cảnh đất lúa giảm dần. Vì vậy, cần tập trung kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp, sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ với quy mô lớn gắn với chế biến sản phẩm chủ lực, ngành hàng có chất lượng...
“Nếu người nông dân, doanh nghiệp chỉ bám chặt đất trồng lúa, ứng dụng công nghệ cao thế nào thì năng suất cũng không thể tăng. Còn nếu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng vẫn giữ diện tích đất trồng lúa, sản xuất chủ yếu quy mô nhỏ lẻ sẽ là cản trở, khó khăn lớn trong phát triển theo hướng quy mô lớn, tập trung, nên thu hút nhà đầu tư còn hạn chế”, ông Hè nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cần sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, hoàn thiện chính sách về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư; tạo điều kiện cho việc tập trung, tích tụ đất đai…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư thì cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch cho nông sản; tháo gỡ vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
“Đặc biệt cần xóa bỏ quy định về mức hạn điền, có chính sách ưu đãi hơn nữa để khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như chính sách giao đất, cho thuê đất, thuế, tín dụng”, ông Thư nhấn mạnh và nói thêm, chính sách hạn điền là trở ngại lớn nhất cho việc tích tụ, tập trung ruộng đất.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi đề xuất, đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng (Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, TP HCM) để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội. Cạnh đó, có chính sách kêu gọi, thu hút BOT, tư nhân, các thành phần kinh tế khác vào nông nghiệp, nông thôn.
Tích tụ ruộng đất sẽ khuyến khích ngành nông nghiệp
Nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cũng bày tỏ lo ngại khi đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành, nhưng vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm khi cơ cấu tỉ trọng giảm. Đến thời điểm này, 81% thu nhập ở khu vực nông thôn vẫn từ lĩnh vực phi nông nghiệp dù giá trị đóng góp của ngành vẫn tăng cao.
Từ đó, ông Phát đề xuất phải chuyển từ sản xuất với giá trị thấp sang các cây trồng có giá trị cao hơn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề tích tụ ruộng đất đang được đề xuất, theo nhìn nhận của ông Phát là “một chính sách khuyến khích ngành nông nghiệp”. Nhưng ông băn khoăn, nếu được tính đến cần phải “mở” ở mức bao nhiêu để phù hợp với nhu cầu hiện nay.
Kết luận, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, vừa qua các địa phương đã quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sinh kế.
“Phải làm cách nào tạo sinh kế cho người dân tại quê nhà. Đây là bài toán tổng thể từ đào tạo nhân lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn, nông nghiệp. Trên bàn ăn của người dân, chỉ có 20% là giá trị nông sản của bà con nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp, còn 70-80% là ở các lĩnh vực khác. Cho thấy lợi ích kinh tế chưa thật sự hấp dẫn bà con”, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, cần có chính sách đầu tư cho lĩnh vực này…
Ông Hưng cũng cho biết theo kế hoạch vào 5/2022, Trung ương sẽ cho ý kiến báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện Nghị quyết 26 và một dự thảo nghị quyết mới thay thế với mục tiêu “xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - “Chính phủ cam kết đồng hành, giữ vai trò kiến tạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, xây dựng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh”, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
T.Thanh
22:04 27/11/2024(Thanh tra) - Ngày 27/11, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc điều động và bổ nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng.
Trần Quý
21:56 27/11/2024Hương Giang
20:22 27/11/2024Hương Giang
18:35 27/11/2024Hương Giang
18:00 27/11/2024Hải Hà
17:42 27/11/2024Nam Dũng
T.Thanh
Phương Anh
Trần Quý
Văn Thanh
Phương Anh
Hải Hà
Anh Minh
Nguyễn Điểm
Văn Thanh
Anh Minh
Hương Giang