Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN (Tiếp theo và hết)

Thứ ba, 22/03/2011 - 10:04

5. Công tác xây dựng ngành (thực hiện hàng năm)Xây dựng ngành Thanh tra có tính hệ thống, thống nhất; sắp xếp lại hệ thống thanh tra bộ, ngành T.Ư theo một đầu mối; củng cố tăng cường tổ chức thanh tra địa phương (tập trung trong năm 2011)...

Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tăng cường quản lý Nhà nước, kỹ năng tác nghiệp.

Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường công tác cán bộ, đào tạo cán bộ.

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; mở rộng các hoạt động đối ngoại, hợp tác đa phương, song phương; đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành tổng hợp, đánh giá kết quả công tác của ngành Thanh tra.

Tiếp tục thực hiện tốt Chương trình Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra đến năm 2014 và Chương trình Hợp tác quốc tế trong công tác thanh tra và phòng, chống tham nhũng.

III. Tổ chức thực hiện:
1. Đối với thanh tra các bộ, ngành và thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư:

Căn cứ mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình hành động của Thanh tra Chính phủ và Chương trình Hành động của bộ, ngành địa phương, thanh tra bộ, ngành, thanh tra tỉnh, TP trực thuộc T.Ư tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và phát triển kịp thời kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của tổ chức thanh tra cấp mình. Nội dung kế hoạch hành động phải cụ thể, thiết thực có trọng tâm, trọng điểm và bảo đảm tính khả thi.

Yêu cầu thanh tra bộ, ngành, thanh tra tỉnh TP trực thuộc T.Ư tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hành động của đơn vị mình hàng quý báo cáo về Thanh tra Chính phủ (trước ngày 20 của tháng cuối quý) để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong toàn ngành Thanh tra.

Thanh tra Chính phủ sẽ tổ chức một số đoàn kiểm tra một số bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chương trình này.

2. Đối với Thanh tra Chính phủ:

Các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ căn cứ vào Chương trình Hành động này cụ thể hóa thành kế hoạch để thực hiện. Kế hoạch phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu nêu trong Chương trình.

Quá trình thực hiện phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu; phối hợp thật tốt giữa người đứng đầu với tổ chức Đảng, đoàn thể, có phân công cụ thể kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên.

Cục trưởng, vụ trưởng, thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thanh tra các bộ, ngành T.Ư, thanh tra các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư trong việc thực hiện Chương trình Hành động của Thanh tra Chính phủ, hàng quý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện gửi về Văn phòng trước ngày 20 của tháng cuối quý.

Văn phòng phối hợp với các cục, vụ, đơn vị trong việc bảo đảm kinh phí để triển khai các nhiệm vụ theo từng thời gian cụ thể của Chương trình, chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả, báo cáo và giúp lãnh đạo Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngọc Hoàng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiểm tra hơn 9.200 đảng viên, 2.200 tổ chức Đảng

Quảng Ninh: Kiểm tra hơn 9.200 đảng viên, 2.200 tổ chức Đảng

(Thanh tra) - Năm 2024, cấp ủy các cấp trong tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm tra trên 9.200 đảng viên, 2.200 tổ chức Đảng; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã triển khai 3 cuộc kiểm tra đối với cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy; Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp đã tiến hành kiểm tra 147 đảng viên, 40 tổ chức Đảng khi có dấu hiệu vi phạm.

Trọng Tài

19:20 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm