Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/06/2012 - 23:43
(Thanh tra) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, ngày 6/6, các đại biểu đã thảo luận tại tổ về Dự án (D.A) Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật Luật sư và Luật Hợp tác xã (sửa đổi).
Giá điện cần phù hợp với Luật Giá
Luật Điện lực được Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 3/12/2004, có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Tuy nhiên, qua gần 7 năm thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, nhất là về quy hoạch phát triển điện lực và cơ chế quản lý giá điện.
Bàn về chính sách giá điện, đa số đại biểu tán thành với quy định “giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước”.
Nhiều đại biểu cho rằng, cần bổ sung khoản 17 và khoản 18 Điều 3 về thuật ngữ “giá bán buôn điện” và “giá bán lẻ điện”; sửa đổi khoản 1 và khoản 3 Điều 8: Quy định cụ thể về quy hoạch phát triển điện lực; quy định quy hoạch phát triển điện lực địa phương là quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, được lập cho từng giai đoạn 10 và có định hướng cho 10 tiếp theo; bỏ việc lập quy hoạch phát triển điện lực huyện/quận/thị xã/TP thuộc tỉnh; bổ sung khoản 1a Điều 29: Quy định giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; sửa đổi Điều 31 về giá điện và các loại phí theo hướng kế thừa các nội dung quy định tại Luật Điện lực còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung những nội dung đã lạc hậu cho phù hợp với yêu cầu phát triển ngành Điện theo cơ chế thị trường, đồng thời bổ sung quy định về phí điều tiết hoạt động điện lực.
Theo đại biểu Đinh Thế Huynh (Thanh Hóa), cần xử lý vấn đề giá điện một cách đồng bộ và nên có nhiều thang để tính giá, quy định mức nào được Nhà nước hỗ trợ nhiều, mức nào được Nhà nước hỗ trợ tương đối để bảo đảm tương đương thu nhập của người dân.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) cho rằng, chính sách của Nhà nước về giá điện quy định trong D.A Luật cần phù hợp với quy định của Luật Giá đang được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Theo đó, Nhà nước sẽ định giá cụ thể đối với giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; định khung giá đối với giá phát điện, bán buôn điện, mức giá bán lẻ điện bình quân.
Một số đại biểu cũng đề xuất xem xét lại quy định về các loại phí đã được quy định trong Dự thảo Luật. Luật cần quy định ghi rõ cơ chế tính giá điện cần có báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập, tránh việc ngành Điện đầu tư ra ngoài ngành nhưng lại ảnh hưởng đến giá điện.
Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình), quyền quy định phí là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nếu giao cho Chính phủ chưa hợp lý. Đại biểu cho rằng, một số loại phí như phí điều độ, phí giao dịch thị trường, phí điều hành, phí điều tiết hoạt động điện lực... là chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành Điện. "Nếu chấp nhận doanh nghiệp tự quyết định theo giá thị trường và kèm theo một loạt loại phí như vậy giá điện sẽ bị đẩy lên cao và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân...".
Bàn về quy hoạch phát triển điện lực, một số đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm việc quy hoạch ngành Điện theo vùng lãnh thổ và ngành có tính bền vững; đồng thời phải bổ sung những quy định về yếu tố về an toàn điện.
Quy định chặt về tổ chức hành nghề luật sư
Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của luật sư.
Thảo luận về D.A Luật này, các đại biểu cơ bản đồng tình với Ban Soạn thảo. Tuy nhiên, về vấn đề giảng viên luật có được làm luật sư hay không thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật không nên cho phép việc này, vì giảng viên làm luật sư phải dành nhiều thời gian, công sức theo đuổi các vụ án sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Một số ý kiến lại đề nghị Luật nên cho phép giảng viên được làm, bởi hiện đội ngũ luật sư của nước ta còn thiếu và yếu. Vả lại, việc giảng viên làm luật sư có thể bổ sung những kiến thức thực tế cho công tác giảng dạy.
Đa số ý kiến của đại biểu đề nghị cần bổ sung thêm những quy định về đạo đức nghề nghiệp, nghĩa vụ của luật sư tham gia chấp hành quy định của phiên tòa; nhất chí bỏ quy định những người bị kết án, hình phạt tù sau khi mãn hạn được tiếp tục hành nghề vì ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh của pháp luật, Nhà nước.
Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều trong D.A Luật này. Theo đó, Điều 6 về nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư, đề nghị sửa lại khoản 2 theo hướng tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản theo quy định của Luật này và Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Điều 8 về nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí đề nghị quy định cụ thể số giờ hoặc số vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư.
Đại biểu Ngô Minh Tiến (Bắc Giang) cho rằng, cần bổ sung quyền của luật sư được tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của Chính phủ, các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước khi có yêu cầu. Cùng đó, hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư đề nghị quy định chặt chẽ hơn.
Làm rõ bản chất của tổ chức HTX
Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đánh giá Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2003 đã có đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế tập thể, HTX, góp phần vào việc hoàn thiện quan hệ sản xuất và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện Luật cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định.
Luật HTX năm 2003 chưa thể hiện rõ bản chất tổ chức HTX, nhất là đặc trưng phục vụ xã viên của tổ chức HTX, sự khác biệt về bản chất giữa tổ chức HTX với doanh nghiệp và với tổ chức xã hội - từ thiện; chưa làm thật rõ nội hàm “hợp tác” của tổ chức HTX, lợi ích và vai trò người chủ của xã viên khi tham gia HTX, mục tiêu của HTX và mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích của xã viên với HTX.
Đa số ý kiến của các đại biểu đều bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật HTX, để làm rõ bản chất tổ chức HTX và lợi ích của thành viên tham gia HTX, góp phần hiện thực hóa chủ trương về kết hợp “bốn nhà” trong nông nghiệp; bảo đảm hỗ trợ, thúc đẩy HTX phát triển lành mạnh, bền vững đúng với bản chất và mục đích thành lập, tránh lạm dụng hỗ trợ của Nhà nước; thực hiện quản lý nhà nước về HTX có hiệu quả, từ đó góp phần định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã dành phần lớn thời gian để trao đổi, làm rõ bản chất của tổ chức HTX.
Sửa quy định về thanh tra chuyên ngành Điều 67 Luật Điện lực chỉ quy định Thanh tra Bộ Công nghiệp (Bộ Công thương) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Điện lực. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 23 Luật Thanh tra, thanh tra sở cũng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Do vậy, cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định này trong Luật Điện lực cho phù hợp với quy định của Luật Thanh tra. |
Quỳnh Trang - Quỳnh Hoa
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Văn Thanh
08:28 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền