Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quốc hội thông qua 5 luật

Thứ hai, 18/06/2012 - 22:24

(Thanh tra)- Với đa số đại biểu tán thành, 5 dự án luật: Bảo hiểm tiền gửi; Phòng, chống rửa tiền; Giáo dục đại học; Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Bộ luật Lao động sửa đổi đã được Quốc hội thông qua chiều 18/6/2012.

Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) phát biểu ý kiến về Dự án Luật Xuất bản (sửa đổi). Ảnh: Nguyễn Dân - TTXVN

Dự án (D.A) Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) gồm 7 chương và 39 điều, được Quốc hội biểu quyết thông qua với 464 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 92,99%.

D.A Luật BHTG có 5 nội dung chỉnh sửa, bổ sung, tập trung vào các vấn đề: Đối tượng được BHTG, mô hình tổ chức BHTG; tiền gửi được bảo hiểm (Điều 18); phí bảo hiểm tiền gửi; hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Luật BHTG có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) gồm 5 chương và 50 điều, được Quốc hội biểu quyết thông qua với 465 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 93,19%.

D.A Luật PCRT có 12 nội dung được tiếp thu, chỉnh lý, gồm: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); áp dụng Luật PCRT, điều ước quốc tế và các luật có liên quan (Điều 3); giải thích từ ngữ (Điều 4); các hành vi bị cấm (Điều 7); thông tin nhận biết khách hàng (Điều 9); cá nhân có ảnh hưởng chính trị (Điều 13); mức giá trị giao dịch phải báo cáo (Điều 21);  báo cáo giao dịch đáng ngờ (Điều 22); xử lý vi phạm (Điều 35); trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước (Chương III); hợp tác quốc tế trong PCRT (Chương IV);  quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành (Điều 50)

Luật PCRT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học (GDĐH) được chỉnh lý gồm 12 chương và 73 điều (giảm 1 điều so với Dự thảo đã trình Quốc hội ngày 25/5/2012), được Quốc hội biểu quyết thông qua với 422 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 84,57%.

D.A Luật GDĐH có 8 nội dung được tiếp thu, chỉnh lý tập trung vào những vấn đề: Một số vấn đề chung; cơ cấu hệ thống GDĐH và phân tầng cơ sở GDĐH; cơ cấu tổ chức của cơ sở GDĐH; quyền tự chủ của cơ sở GDĐH; vấn đề xã hội hóa và tài chính tài sản của cơ sở GDĐH; vấn đề bảo đảm chất lượng đào tạo và kiểm định chất lượng đào tạo; giảng viên và người học; một số vấn đề khác.

Luật GDĐH có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

D.A Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đã được chỉnh lý gồm 5 chương, 35 điều, được Quốc hội biểu quyết thông qua với 437 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 88,18%.

D.A Luật PCTHTL có 5 nội dung được chỉnh lý, bổ sung gồm: Về in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá (Điều 15); xử lý hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng (Điều 31 và 32); quỹ PCTHTL; chính sách của Nhà nước về PCTHTL (Điều 4); một số vấn đề khác.

D.A Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 5/2013.

Dự thảo Bộ luật Lao động (BLLĐ) (sửa đổi) đã được chỉnh lý gồm 17 chương và 242 điều, được Quốc hội biểu quyết thông qua với 466 đại biểu tán thành,đạt tỷ lệ 93,39%.

Một số điều, khoản của BLLĐ (sửa đổi) được biểu quyết thông qua về: Điều 1 - Phạm vi điều chỉnh; Khoản 1, Điều 22 - Loại hợp đồng lao động; Điểm b, khoản 2, Điều 106 - Làm thêm giờ; Khoản 1, Điều 157 - Nghỉ thai sản và Khoản 1, Điều 240 - Hiệu lực của BLLĐ.

Hiệu lực của BLLĐ (sửa đổi) kể từ ngày 1/5/2013.


Ngoài ra, những vấn đề cụ thể và rà soát các khái niệm, thuật ngữ, sắp xếp bố cục cũng như những quy định liên quan trong một số văn bản pháp luật để chỉnh lý cả về nội dung, kỹ thuật văn bản của các dự thảo luật trên cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến của đại biểu Quốc hội.

* Cùng ngày, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về D.A Luật Xuất bản (sửa đổi).

Các đại biểu tập trung thảo luận về các chính sách phát triển sự nghiệp xuất bản, về mô hình, về tổ chức, về đối tượng và việc liên kết, việc hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản, việc tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm và về tổ chức phát hành. Đặc biệt là các nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước và vấn đề liên quan đến xuất bản phẩm điện tử.

Đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần thiết ban hành Luật Xuất bản (sửa đổi) và cho rằng, D.A Luật cần thể hiện quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động xuất bản, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hiện phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa Trung ương, địa phương và cơ sở; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất bản; cơ quan quản lý Nhà nước chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát hoạt động của các nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành để tập trung vào trách nhiệm chính là hoạch định chính sách, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý ở cơ sở, cải cách hành chính…


Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm