Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao trách nhiệm phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật

Thứ sáu, 02/11/2012 - 22:14

(Thanh tra) - Ngày 2/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; về công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012.

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh phát biểu về những vấn đề Đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: Quỳnh Trang

Qua thảo luận, đa số các ý kiến Đại biểu Quốc hội tán thành với những đánh giá, nhận định của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, về công tác phòng, chống tham nhũng, về những kết quả đạt được, chưa đạt được, những hạn chế, yếu kém, bất cập trong công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phòng, chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong năm 2012 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, công tác tư pháp trong năm 2013.

Các đại biểu đã phân tích và làm rõ hơn nguyên nhân, kiến nghị nhiều giải pháp cụ thể, quan trọng để phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, nhất là các tội phạm về người chưa thành niên, các tội phạm về chức vụ, kinh tế, tham nhũng.

Nhiều đại biểu đã yêu cầu bổ sung trong các báo cáo những nội dung quan trọng. Cụ thể, báo cáo của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao phải làm rõ được về chất lượng hoạt động của đội ngũ Hội thẩm nhân dân, nhất là về công tác tuyển chọn để bầu cử Hội thẩm nhân dân. Tiến độ giải quyết nhiều vụ án còn chậm, nhất là các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng lớn, trọng điểm, việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn chậm.

Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cần đánh giá và làm rõ được tình hình tiêu cực, vi phạm pháp luật, phạm tội của các chức danh tư pháp.

Báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh được toàn diện tình hình vi phạm pháp luật trong từng lĩnh vực, chưa làm rõ được trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, công nghệ thông tin. Tình hình tái phạm tội là vấn đề lớn, bức xúc mà cử tri rất quan tâm, Chính phủ cần tổng kết đánh giá vấn đề này để Quốc hội có cơ sở đánh giá công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân, nhất là công tác giảm án đặc xá…

Trong quá trình thảo luận, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu nêu lên.

Đề cập những nội dung đại biểu quan tâm là các giải pháp phòng ngừa thời gian qua chưa có hiệu quả, còn mang tính hình thức, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thừa nhận điều này là hoàn toàn đúng đắn.

Đề cập đến vấn đề công khai minh bạch, Tổng Thanh tra cho biết, thời gian vừa qua, việc thực hiện công khai minh bạch đã làm được 1 bước nhưng thực sự chưa đầy đủ, có những trường hợp lợi dụng bí mật Nhà nước không thực hiện công khai minh bạch theo quy định của pháp luật, cho nên việc này cũng rất hạn chế.

Về nội dung ngành Thanh tra thanh tra thì nhiều nhưng tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước rất thấp, theo Tổng Thanh tra, vấn đề Đại biểu Quốc hội nêu rất đúng, và đã thừa nhận đây là một khiếm khuyết, hạn chế của ngành Thanh tra trong một thời gian dài, do một số nguyên nhân. Trong đó, quy định chế tài trong xử lý kết luận thanh tra vừa qua là chưa mạnh, chưa đủ nên cũng chưa thực hiện được có hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có cơ quan chuyên trách theo dõi thực hiện kết luận thanh tra…

Phát biểu về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu thấp, Tổng Thanh tra cho đây là một thực tế mà trong báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận. Lý giải vấn đề này là trong quy định xử lý trách nhiệm người đứng đầu, có những điểm không rõ ràng. Thêm nữa là sự tránh né, nể nang, sợ va chạm và sợ ảnh hưởng thành tích của đơn vị, nên ở một số cơ quan, đơn vị, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, xử lý tham nhũng còn ít. Nguyên nhân chính là do người đứng đầu cũng lại là người vi phạm, cho nên khi xử lý người ta không gọi là xử lý người đứng đầu mà xử lý hành vi tham nhũng của cá nhân.

Tổng Thanh tra bày tỏ quan điểm rõ ràng trong thời gian tới, Chính phủ rất quyết tâm, sẽ tiếp tục làm tốt hơn các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Đặc biệt là sau sửa đổi luật lần này sẽ ban hành, sẽ điều chỉnh một số giải pháp, biện pháp phòng ngừa cho hiệu quả hơn.

Tổng Thanh tra cũng đề nghị với Quốc hội quan tâm những vấn đề đã rõ mà Chính phủ trình thì Quốc hội cho phép thông qua để ban hành Luật Phòng, chống tham nhũng, để việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng kịp thời hơn. Đồng thời, đề nghị các Ủy ban của Quốc hội, các Đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội cũng như các cơ quan thông tin đại chúng hết sức quan tâm, theo dõi, giám sát, cùng giúp đỡ, chia sẻ, động viên trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.

Tổng Thanh tra nhấn mạnh: Với quyết tâm của các Đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước, trách nhiệm của ngành Thanh tra và các cơ quan chức năng phải nâng cao hơn, để làm sao thực hiện cho tốt hơn công việc này trong những năm sắp tới.


Quỳnh Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa bế mạc Kỳ họp 24 HĐND tỉnh khóa XVIII

Thanh Hóa bế mạc Kỳ họp 24 HĐND tỉnh khóa XVIII

(Thanh tra) - Sáng 14/12, tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã phát biểu tiếp thu, giải trình những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm; đồng thời, báo cáo về các nhiệm vụ trọng tâm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2025.

13:30 14/12/2024
Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

Nghệ An: Sắp xếp “tinh gọn” bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả

(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An xác định thực hiện nghiêm chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến địa phương; đồng thời từ thực tiễn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, để sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Văn Thanh

08:28 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm