Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lập bằng được hồ sơ lý lịch các vụ khiếu nại, tố cáo

Thứ sáu, 27/07/2012 - 00:53

(Thanh tra) – Đó là yêu cầu của Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh tại buổi giao ban với các Bộ, ngành về công tác rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, sáng ngày 26/7.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì buổi giao ban

>> Lập danh sách chính thức các vụ cần rà soát, xử lý

Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh, Kế hoạch 1130/KH-TTCP là kế hoạch tổng rà soát mới trên cơ sở có kế thừa những kết quả đã đạt được từ Kế hoạch 319/KH-TTCP. Mục tiêu của kế hoạch là cơ bản giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức, kéo dài, bảo đảm ổn định an ninh chính trị.

Phó Tổng Thanh tra nêu rõ, trong đợt rà soát lần này, những vụ đã giải quyết lần 2, kể cả những vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng nhưng người dân vẫn chưa đồng tình thì cũng phải rà soát để kết luận rõ ràng là do kết quả giải quyết chưa hợp tình, hợp lý hay do người dân chây ỳ, từ đó có phương hướng giải quyết cụ thể, dứt điểm.

Các Tổ công tác phải làm rõ có bao nhiêu vụ phức tạp, thực hiện đúng tinh thần Công văn 1644/TTCP để thống nhất chốt danh sách các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài trên cơ sở đối chiếu hồ sơ của Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành. Khi làm việc với địa phương, các Tổ công tác phải lập bằng được hồ sơ lý lịch từng vụ việc.

Đại diện các Bộ, ngành đồng tình với đề nghị của Thanh tra Chính phủ


“Nếu không làm được việc đó là chúng ta nợ dân. Kết quả rà soát cho thấy đã giải quyết đúng pháp luật thì phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để chấm dứt. Chúng ta chỉ làm được việc đó nếu chúng ta có hồ sơ lý lịch từng vụ việc khẳng định chắc chắn đã làm đúng. Từ đó, đưa ra được điểm dừng trong khiếu nại, tố cáo”, Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đề nghị khi đưa ra những phương án giải quyết từng vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài thì phải cân nhắc, thận trọng, nhất là những vụ việc cần hỗ trợ thêm cho công dân ngoài phần bồi thường, đền bù theo quy định để báo cáo Thủ tướng.

Về việc trùng lắp giữa các Tổ công tác của các Bộ, ngành tại một địa phương, Phó Tổng Thanh tra cho rằng điều đó là bình thường vì do tình hình khiếu nại, tố cáo của địa phương đó rất phức tạp. Để tránh tình trạng này, trước khi cử Tổ công tác về địa phương thì các Bộ, ngành phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh để điều phối công việc.

Phó Tổng Thanh tra cũng yêu cầu Tổ Kế hoạch 1130 xây dựng các biễu mẫu mới. Sơ bộ có 3 biểu mẫu quan trọng gồm: Lý lịch các vụ tồn đọng; phương án giải quyết; biên bản làm việc.

Có chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức

Báo cáo bước đầu triển khai Kế hoạch 1130/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ cho thấy, lãnh đạo nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực trong hành động và nhận thức. Nhiều địa phương đã thống nhất được danh sách các vụ việc với các Tổ công tác của Trung ương; nhiều vụ việc đã có phương án xử lý. Nhất là, qua việc rà soát, tích cực giải quyết ở các địa phương đã tạo sự ổn định an ninh chính trị, các đoàn đông người, khiếu nại gay gắt kéo về các cơ quan Trung ương giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, khi tiến hành công việc ở địa phương còn có tình trạng trùng lắp giữa các Tổ công tác của các Bộ ngành hữu quan. Dữ liệu thông tin tổng quát về tình hình các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài ở các địa phương còn thiếu rất nhiều.

Toàn cảnh buổi giao ban


Ông Vũ Văn Chiến, Tổ trưởng Tổ Kế hoạch 1130, cho biết: Việc thiếu dữ liệu thông tin khiến cho việc phân loại, định hướng xử lý cho từng loại việc không thể thực hiện được. Có những vụ việc do lưu trữ hồ sơ kém dẫn đến tình trạng thất lạc, rách nát nên các Tổ công tác cũng rất khó khăn khi tập hợp. Mặt khác do chưa xác định được số lượng và danh sách các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài cần phải giải quyết nên triển khai công việc còn dàn trải, chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm cũng như lộ trình cụ thể.

Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian tới cần xác định rõ 528 vụ việc mà Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, trên cơ sở các tiêu chí được nêu tại Công văn số 1644/TTCP của Thanh tra Chính phủ, các địa phương cần rà soát và chốt danh sách các vụ việc mới phát sinh. Trước mắt, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung, rá soát, nghiên cứu, xem xét 24 vụ việc phức tạp mà Bộ Công an đã cung cấp.
 
Đồng tình với báo cáo và đề xuất của Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Quốc Trung cho rằng, cần đặt ra các tiêu chí cụ thể để rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Đồng thời rà soát kỹ, thống nhất danh sách các vụ việc cần giải quyết để có số liệu chính xác và cần tập trung giải quyết các vụ việc phức tạp .

Tại buổi giao ban, Phó Tổng Thanh tra cho biết, ở cấp trung ương đối với những vụ việc phức tạp sẽ mời Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia tham gia có ý kiến độc lập để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội.


Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm