Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/09/2012 - 23:12
(Thanh tra)- Ngày 5/9/2012, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2012.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm của năm 2012 còn hết sức nặng nề, cần sự phấn đấu quyết liệt, cao độ của các Bộ, ngành, địa phương. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hơn 46 nghìn doanh nghiệp thành lập mới
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012, Chính phủ thống nhất đánh giá kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến đúng hướng, đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện. Các nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã dần phát huy tác dụng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sau khi giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm và có trị số âm (-) trong 2 tháng gần đây, đã tăng 0,63% so với tháng trước, là mức tăng cao nhất trong vòng 6 tháng gần đây. CPI tháng 8 tăng 2,86% so với tháng 12/2011 và tăng 5,04% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng của các năm trước.
Chính sách tiền tệ được điều hành chủ động và linh hoạt hơn, các mức lãi suất điều hành đã giảm nhanh với tổng mức giảm từ 4 - 5%/năm, phù hợp với diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ. Nhiều ngân hàng đã triển khai các gói tín dụng quy mô lớn hỗ trợ khách hàng tốt để sản xuất kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất thấp, khoảng 9 - 10%. Hiện nay, lãi suất cho vay các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa phổ biến ở mức 10 - 13%/năm; cho vay sản xuất kinh doanh khác 12 - 15%/năm.
Nhập siêu 8 tháng đầu năm khoảng 62 triệu USD, bằng 0,08% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cả nước có hơn 46 nghìn DN thành lập mới, cao hơn số 35,5 nghìn DN giải thể, tạm ngừng hoạt động. Trong đó, hơn 2.000 DN đăng ký hoạt động trở lại.
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội cơ bản được bảo đảm. Các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm, giải quyết. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định. Công tác đối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực...
Kiểm soát chặt các yếu tố làm tăng chi phí đầu vào
Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các tháng cuối năm và cả năm 2012, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Chú trọng hỗ trợ DN giải quyết hàng tồn kho để bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mới; có biện pháp hiệu quả giải quyết nợ để các DN có thể từng bước quan hệ tín dụng bình thường trở lại với các ngân hàng; tập trung hỗ trợ các DN trong nước tăng xuất khẩu trở lại, nhất là các mặt hàng chủ lực; quản lý tốt thị trường trong nước...
Điều hành chính sách giá cả linh hoạt, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo.
Nhân rộng sản xuất lúa theo mô hình “cánh đồng mẫu lớn”; xây dựng phương thức hỗ trợ thu mua nông sản, thủy sản phù hợp, bảo đảm lợi ích của người sản xuất; có chính sách hỗ trợ thu mua cá tra và gia súc, gia cầm. Đẩy mạnh việc phát triển kho trữ lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long. Tập trung kiện toàn tổ chức và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm ngư...
Ngân hàng cần áp dụng cơ chế linh hoạt để tăng khả năng tiếp cận vốn của DN nói chung; nhất là các DN vừa và nhỏ, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ… Tăng mức cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất thấp.
Chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện giảm tiền thuê đất, gia hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn thuế môn bài đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối… theo Nghị quyết 13/NQ-CP và Nghị quyết của Quốc hội. Đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia. Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.
Triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 khóa XI về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trong đó chú trọng xử lý các vụ khiếu kiện kéo dài. Triển khai Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa XI về chính sách tiền lương, chính sách xã hội, chính sách đối với người có công.
Thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ lao động mất việc làm từ các DN giải thể, ngừng hoạt động, nhất là tại các khu công nghiệp, đô thị. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo; tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 2011 - 2015. Từng bước thực hiện việc giảm tải bệnh viện tại các đô thị hiện nay đang gây bức xúc và khó khăn cho người dân…
Ngọc Hoàng
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều nay 13/12, nhiều đại biểu đã chất vấn tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hoá tại kỳ họp HĐND thứ 24, khóa XVIII liên quan đến việc gia hạn các dự án chậm tiến độ, có dự án gia hạn đến lần thứ 8 vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc, hoài nghị, dị nghị trong nhân dân.
Văn Thanh
20:01 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình