Theo dõi Báo Thanh tra trên
Bùi Bình
Thứ tư, 05/03/2025 - 14:55
(Thanh tra) - Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số (CĐS) đang bùng nổ, tỉnh Yên Bái đã khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược “chuyển đổi số toàn dân, toàn diện”. Sự đồng bộ từ cấp ủy, chính quyền, các ngành, địa phương đến doanh nghiệp và Nhân dân đã tạo nên một bước tiến rực rỡ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo thuận lợi cho hoạt động hành chính, kinh tế – xã hội.
Cán bộ Ngân hàng Agribank hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Ảnh: Thanh Chi
Nỗ lực cải cách hành chính trong kỷ nguyên số
Thời gian qua, Yên Bái đã nỗ lực triển khai các giải pháp số hóa, trong đó nổi bật là việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và xây dựng nền hành chính công không giấy tờ. Các chính sách và giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người dân mà còn tăng tính chính xác trong quản lý dữ liệu, nhờ sự cập nhật và đồng bộ liên tục với cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đặc biệt, Yên Bái tự hào là tỉnh nằm trong top hoàn thành trước thời hạn việc số hóa dữ liệu hộ tịch so với các địa phương trên cả nước, tạo nền tảng vững chắc cho hệ thống giải quyết thủ tục hộ tịch hiện đại, minh bạch và hiệu quả.
Một ví dụ điển hình cho thành công của quá trình chuyển đổi số là trường hợp của chị Nguyễn Thanh Hường, cư dân phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. Khi đến UBND phường để xin cấp lại giấy khai sinh, sau khi kê khai và cung cấp đầy đủ giấy tờ, toàn bộ thông tin của chị đã được cán bộ khai thác nhanh chóng trên phần mềm, giúp chị hoàn thành thủ tục chỉ trong vòng 15 phút.
“Những thủ tục hành chính trước đây mình phải đi lại rất mất thời gian, tốn công sức chờ đợi thì nay nhờ CĐS mà mọi việc trở nên nhanh chóng, dễ dàng, rất thuận tiện”, chị Hường phấn khởi chia sẻ.
Bên cạnh đó, năm 2024, Cổng dịch vụ công tỉnh Yên Bái đã tiếp nhận và giải quyết trên 309.380 hồ sơ. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo hình thức trực tuyến đạt 53,45%, tỷ lệ thủ tục hành chính có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 82,58%, hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 88,11% và hồ sơ số hóa đạt 87,04%.
Những con số ấn tượng này cho thấy nền hành chính số không chỉ giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ mà còn tăng cường hiệu quả, minh bạch trong công tác hành chính.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trên mọi mặt
Ông Lê Thành Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, thời gian qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với CĐS theo phương châm "Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, trung tâm để phục vụ”.
Các cơ quan chức năng đã thường xuyên rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính, công khai thông tin trên trang điện tử của huyện và tại bộ phận phục vụ hành chính công. Sự cải cách này không chỉ giảm tải công việc cho cán bộ mà còn tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo các hồ sơ được giải quyết kịp thời, tránh tình trạng hồ sơ trễ hạn và giảm thời gian đi lại của người dân.
Để nâng cao hiệu quả của CĐS, Yên Bái đã tiên phong triển khai thí điểm khảo sát xác định mức độ hài lòng của người dân đối với công tác CĐS. Qua khảo sát trên 5.000 hộ gia đình được chọn từ 110 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan chức năng đã tổng hợp, phân tích và đánh giá mức độ hài lòng đối với phát triển cơ sở hạ tầng số, việc xây dựng chính quyền số và các tiện ích trên Cổng dịch vụ công. Những kết quả thu được giúp đề ra các giải pháp thiết thực nhằm khắc phục hạn chế, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng các nền tảng và công nghệ số.
Ông Nguyễn Thúc Mạnh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục huy động nguồn lực để nâng cao hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: Lắp đặt wifi kết nối Internet miễn phí tại các nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố. Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân. Triển khai hệ thống camera công cộng phục vụ giám sát an toàn giao thông. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng thông minh tại các tuyến phố và khu dân cư.
Song song với đó, tỉnh sẽ tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số cơ bản và phổ cập các nền tảng số thiết yếu cho cộng đồng. Đặc biệt, cán bộ làm việc tại trung tâm và bộ phận phục vụ hành chính công sẽ được hướng dẫn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc giải quyết dịch vụ công trực tuyến, nhằm tạo ra một môi trường hành chính công tiên tiến, minh bạch và phục vụ tốt nhất cho người dân.
Với sự nỗ lực không ngừng và quyết tâm cao của các cấp chính quyền, CĐS tại Yên Bái đã và đang góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện môi trường hành chính và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những cải tiến này không chỉ tạo ra sự tiện lợi, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp mà còn là bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa toàn diện của tỉnh, khẳng định vị thế tiên phong trong kỷ nguyên số.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, TP Hạ Long tiếp tục khẳng định vị thế là địa phương dẫn đầu tỉnh Quảng Ninh trong 3 chỉ số quan trọng: Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) và Chỉ số chuyển đổi số (DTI). 2 chỉ số còn lại là SIPAS (Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công) và DGI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công) cũng ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với năm trước.
Trọng Tài
(Thanh tra) - Tuyến đường ĐT601 dài hơn 35km, chạy qua các xã từ Hòa Sơn lên Hòa Liên, Hòa Bắc huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) nối với huyện Nam Đông (TP Huế); được đầu tư nâng cấp, cải tạo với tổng kinh phí hơn 700 tỷ đồng. Quá trình thi công bị trễ hạn phải gia hạn nhiều lần, đến tháng 1/2024 mới khánh thành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm hoạt động, nhiều đoạn của tuyến đường đã xuống cấp trầm trọng, gây nguy hiểm cho người và các phương tiện tham gia giao thông…
Nguyên Phê
Uyên Phương
Văn Thanh
Giang Sơn
Trần Kiên
Hương Trà
T.Vân
Hương Giang
Trọng Tài
Hoàng Nam
Thái Hải
Hải Hà
Kim Thành
Bùi Bình
Chính Bình
Thùy Dương
Chính Bình