Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xuất khẩu lao động “chui”: Đổi đời hay đổi mạng

Thứ bảy, 08/07/2017 - 12:46

(Thanh tra) - Để giảm kinh phí và thời gian cho các chuyến xuất ngoại đi xuất khẩu lao động, nhiều người đã chọn cách đi “chui” mặc cho nhiều hiểm nguy rình rập và chịu nhiều thiệt thòi vì không có giấy tờ hợp lệ.

Ông Đào Hữu Thiện, bố nạn nhân Hùng đau xót trước cái chết đột ngột của con trai.

Mạo hiểm để mưu sinh

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu vừa cho biết, đã xác định được 7 thi thể được ngư dân Trung Quốc tại Sán Vĩ, Chủ Hải, Quảng Đông vớt được là người Việt Nam (gồm ba nạn nhân ở Nghệ An, hai nạn nhân ở Quảng Bình, một nạn nhân ở Hải Dương, một người ở Hà Tĩnh), hai thi thể còn lại chưa xác định được danh tính. Tổng Lãnh sự quán đã hỗ trợ thân nhân những người bị nạn sang Trung Quốc đưa di hài về nước.

Trước đó, vào tháng 2/2017, nhóm lao động gồm 21 người ở các tỉnh, thành: Quảng Trị, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang, Hải Phòng liên lạc với nhau rồi tập trung gặp nhau tại Hà Nội. Sau đó, mỗi người đóng một khoản tiền từ 40 đến 50 triệu đồng cho một người tên Minh ở Bắc Giang để người này đưa qua Đài Loan làm việc.

Đoàn lao động sau đó được đưa qua Trung Quốc, đến ngày 31/3, góp tiền mua thuyền để vượt biển qua Đài Loan. Tuy nhiên khi ra giữa eo biển ở Chu Hải (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) thì không may gặp nạn. Hơn 3 tháng sau vụ tai nạn, nhiều thi thể hiện vẫn chưa xác định được danh tính.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, ngày 6/7, anh Đào Sỹ Hùng (30 tuổi, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) gặp nạn và tử vong tại Trung Quốc, đã được đưa về quê an táng theo phong tục địa phương.

Anh Hùng là một trong số 21 lao động đi chui sang Đài Loan không may gặp nạn trên biển vào cuối tháng 3 năm nay.

Ông Đào Hữu Thiện (cha anh Đào Sỹ Hùng) cho biết: Khi chuẩn bị lên tàu sang Đài Loan con tôi có gọi về có nói là trên chuyến tàu đó có 21 người ở các tỉnh, thành phố Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hải Phòng... Ngay khi nhận được tin báo con tử nạn trên đường từ Trung Quốc sang Đai Loan, gia đình đã ra Hà Nội liên hệ với Bộ Ngoại giao để tìm và đưa thì thể con về quê.

Trong số những nạn nhân xấu số trong vụ chìm tàu thì mới chỉ tìm thấy 13 thi thể, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra thân nhân và xác minh thông tin người bị nạn để bàn giao thi thể về cho gia đình.

Tan vỡ giấc mơ đổi đời

“Ngày 26/2, cháu Hùng bắt xe ra Hà Nội để đi sang Đài Loan, trước lúc đi cháu cũng không nói là đi theo hình thức nào, chỉ thấy liên lạc với một người tên Minh ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Trên đường từ nhà ra đến Hà Nội, khi sang Trung Quốc để chuẩn bị lên thuyền sang Đài Loan cháu có gọi điện về, sau đó thì mất liên lạc. Hơn 1 tháng không thấy cháu gọi về chúng tôi cũng lo lắm, cố gắng hỏi thăm tin tức nhưng không có kết quả” - ông Thiện xót xa.

Sau nhiều tháng mỏi mỏi chờ đợi tin chồng, chị Hồ Thị Tiếp - vợ anh Hùng dường như đã kiệt sức trước nỗi mất mát này.

“Đến đầu tháng 6/2017, gia đình tôi bất ngờ nhận được thông tin trên facebook về việc phát hiện 13 thi thể trôi dạt vào bờ biển Trung Quốc. Sau khi xem thì thấy có người giống con tôi, nên tôi bắt đầu ra Bắc Giang để liên hệ với người môi giới tên Minh đó để hỏi xem tình hình.

Người đàn ông tên Minh cho biết: “Tôi không biết, khi tôi lên tàu để đi theo đoàn nhưng khi lên do không có tiền nên họ đuổi xuống”. 

Khi Minh nói vậy, tôi đã gửi đơn lên Bộ Ngoại giao để thông báo đến sự việc, sau 4 lần làm thủ tục, xác nhận ADN thì chính xác một trong 13 nạn nhân trôi dạt vào bờ là con tôi. Khi tôi sang Trung Quốc để nhận xác con thì biết là chỉ mới vớt được 13 người, và cũng chỉ mới có 6 người là xác định được thân nhân”- ông Thiện nói.

Chị Hồ Thị Tiếp - vợ anh Hùng nói trong nước mắt: Lúc đi, vợ chồng bàn nhau đi chuyến này để lấy vốn về rồi vợ chồng ở nhà làm ăn nuôi con, trước đây anh ấy cũng đi Trung Quốc về lấy tiền xây nhà rồi, có ai nghĩ chuyến đi này lại xảy ra việc đau lòng như thế này.

Trước sự mất mát quá lớn này, ông Đào Đình Vượng (46 tuổi, chú ruột nạn nhân Hùng) bày tỏ: “Trước nỗi đau của gia đình chúng tôi gánh chịu, tôi rất mong Chính phủ Việt Nam, phối hợp cùng với Chính phủ Trung Quốc ngăn cấm triệt để, không để người xuất khẩu lao động đi theo thình thức chui, hay vượt biên này nữa vì rất nguy hiểm".

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đình Tương, Trưởng phòng Lao động huyện Kỳ Anh cho biết: “Toàn huyện Kỳ Anh, năm 2017 có 868 người lao động tại nước ngoài. Tuy nhiên, đây là con số lao động đi qua con đường chính thống, còn số lao động chui thì chúng tôi không thể nắm được, đây cũng là vấn đề khiến chúng tôi đau đầu vì lúc đi họ không khai báo, rất khó để nắm bắt được thông tin”.

Được biết, thời gian gần đây, có nhiều tổ chức, các nhân đã đưa nhiều lao động sang Đài Loan bằng hình thức đi “chui” bằng thuyền đánh cá. Cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp ngăn chặn để không xảy ra tình trạng trên và cũng cần có sự truyên truyền sâu rộng để người dân không bị lừa đi theo hình thức này, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Hải Yến

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

ROX Key tiếp sức cùng em đến trường ở Chiềng Ban, Sơn La

(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.

Thu Nga

21:26 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm