Theo dõi Báo Thanh tra trên
Đơn Thương
Thứ tư, 03/11/2021 - 22:36
(Thanh tra) - Trong huyện Cư M’ga (Đắk Lắk), EaTul vốn được mệnh danh là “rốn nghèo”. Cách TP Buôn Ma Thuột chưa đầy 40km mà mấy năm về trước, nơi đây có tới 40% hộ gia đình ở đây rơi vào tình trạng đói nghèo đứt bữa là cái khó có thể chấp nhận.
Chăn nuôi đại gia súc và trồng cây công nghiệp là thế mạnh và động lực để EaTul thoát nghèo nhanh chóng. Ảnh: ĐT
Chỉ 3 năm sau, được sự giúp đỡ của chính quyền cùng với sự chăm chỉ và nỗ lực vượt bậc của người dân, xã nghèo nơi đây đã vươn lên, xuất hiện nhiều tỷ phú.
Tỷ phú miền đất đỏ
Không chỉ nhanh chóng đổi thay, nhanh chóng “lột xác”, lần lên này, trước một EaTul sầm uất, tôi hỏi và đi tìm một gương người dân tộc biết làm giầu thì có cơ man những cá nhân, các hộ gia đình được liệt kê. Trong gương các tỷ phú này, người hay được nhắc đến là Ay-Un, một tỷ phú người Ê Đê ở miền đất này.
Hôm tôi lên, mưa đến với EaTul, cơn mưa “quét” nhanh chóng qua xã như một nụ cười vội của một cô gái Ê Đê trước khách lạ. Mưa đem nước về, những khô cằn và cạn kiệt như thường lệ ở mảnh đất đỏ bazan này bỗng chốc mướt mát. Cà phê, cao su, hồ tiêu “no nước” dường như biếc xanh thêm, lúc lỉu những quả để báo hiệu cho một mùa bội thu sắp tới, báo hiệu những no đủ và giầu sang thêm cho miền đất vốn được coi là “cái nôi” của người Ê Đê khi họ đang sống và chiếm đến 99% ở xã này.
Nhà anh Ay-Un hôm nay vui đến lạ thường. Ché rượu được ngả ra giữa ngôi nhà lát đá hoa sạch bưng, cạnh đó là ngả nghiêng lũ làng trong các độ tuổi đến tham dự liên hoan để mừng cho con của anh đủ điểm vào trường nội trú.
Trong cái không khí hết sức vui nhộn, anh Ay-Un nói: Vui lắm cán bộ ạ. Con mình lại được Nhà nước xét cho vào cái trường nội trú học rồi. Thế là cái đầu nó lại tiếp tục được “đổ cái chữ” vào. Nó sẽ khôn, sẽ giỏi tính toán và sẽ hơn bố mẹ và cái lũ làng này trong chuyện làm ăn đấy.
Một ngôi nhà đổ mái bằng rộng đến cả trăm mét nằm giữa một không gian sum suê cây trái. Một chiếc xe hơi ngót nửa tỷ đồng đỗ chênh chếch trước sân, rồi vật dụng trong gia đình. Nhìn khung cảnh ấy không ai không dám khẳng định Ay-Un không là tỷ phú cả.
Gác lại thời gian của cuộc vui, anh Ay-Un dành thời gian cho chúng tôi. Lại cái giọng hết sức vui vẻ, anh nói: "Mình mới đổi đời cách đây mấy năm thôi cán bộ ạ. Trước, cũng như lũ làng, mình nghèo đói lắm"!
Theo anh Ay-Un, khi bị vợ bắt về làm chồng, anh được gia đình nhà vợ chia cho 3ha đất để mưu sinh. Vì lạc hậu về suy nghĩ, cũng như các cụ, anh chỉ dành 3ha đất ấy vào chọc, tỉa mấy thứ cây nông nghiệp truyền thống như lúa, bắp và mì. Những thứ cây này thường phụ thuộc vào tự nhiên, lại thêm cách canh tác lạc hậu nữa nên “trời chiều lòng” thì cho nó về nhà nhiều. Năm “trời gét” thì cho nó về ít. Mà hầu như năm ít bao giờ cũng nhiều hơn năm được nên gia đình đói lắm.
Trước cái đói nghèo quay quắt này thì cán bộ đến bảo: "Tây Nguyên trong đó có EaTul của mình có thế mạnh về các cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu. Vậy nên muốn đủ ăn, muốn giàu thì đồng bào phải chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi canh tác, nghĩa là phải chuyển lối trồng trọt từ lúa, bắp, mì sang các loại cây cà phê, cao su và hồ tiêu."
Mới đầu đồng bào cũng lo ngại. Vì ưu tiên đất cho cái cây ấy thì lấy đâu ra thóc, bắp, mì để cho vào bụng nữa. Không ngại ngần, cán bộ đưa ra lối trồng xen. Nghĩa là những năm đầu, các loại cây trên chưa có tán thì dân có thể trồng xen các loại cây lương thực trên một diện tích. Một công đôi việc, vừa làm cỏ, vừa chăm bón cho các cây nông nghiệp lại chăm sóc được cho các cây công nghiệp luôn. Để dân tin, cán bộ còn cấp tiền cho một số hộ dân ham học hỏi đi tham khảo các mô hình canh tác theo kiểu này trên địa bàn tỉnh nữa. Các hộ ấy đi, thấy, tin và về triển khai. Một năm, hai năm qua đi, thấy mô hình này hay, thế là các hộ khác học.
Riêng hộ gia đình anh Ay-Un, sau khi học hỏi được đã triển khai trồng đại trà cà phê trên toàn bộ 3ha đất. Năm tháng chuyên cần, vợ chồng con cái bảo ban nhau, khi đứa thứ 2 từ lúc lọt lòng đến đủ tuổi đi mẫu giáo thì cả 3ha đất đã kín bưng cà phê và cho thu hoạch đại trà.
3ha đất nhà anh, từ ngày cây cà phê bước vào tuổi kinh doanh năm nào cũng cho thu trung bình trên 1 tỷ đồng. Anh Ay-Un vui vẻ, cà phê nhà mình bước vào tuổi kinh doanh rồi. Năm đầu, mình dùng tiền để xây nhà. Năm thứ 2 mình dùng tiền để mua sắm vật dụng sinh hoạt và đầu tư cho con ăn học. Năm nay, tiền bán cà phê, ngoài dành cho sinh hoạt thì mình và vợ quyết định mua cái xe ô tô để dùng cho việc đi lại.
Đánh thức đất nghèo
Nếu ai đã từng làm việc ở Đắk Lắk, đã từng có hành trình vượt EaTul mà lên Biển Hồ những năm trước theo tỉnh lộ 8 thì hẳn sẽ có những kỷ niệm khó quên với tuyến đường này. Xập xệ, bụi mù và vất vả vô cùng nếu người ta cũng theo tuyến đường này để đến với EaTul. Cùng với xập xệ và bụi bặm đấy là tỷ lệ hộ nghèo, hộ đứt bữa đi cùng. Trước những con số thiếu đói nhức lòng này, bằng các văn bản đề xuất, bằng sự chú ý đã có hàng trăm tỷ đồng thuộc các nguồn được đầu tư về đây.
Tiền về, 13 thôn buôn của EaTul đã được đầu tư đường. Để dân chủ động nước cho sản xuất, 3 hồ thủy lợi cũng đã được đầu tư cùng với đó là hệ thống trường học, bệnh xá và nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng đã được xây dựng. Có trường, trẻ con được khuyến khích đến lớp, học con chữ, mở rộng dân trí. Có nhà sinh hoạt cộng đồng, lũ làng được mời đến để gặp gỡ nhau lồng ghép vào đó là việc chuyển dịch các cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Trong những lần sinh hoạt này, cũng như anh Ay-Un, nhiều hộ gia đình đã biết chuyển từ trồng cây lương thực đơn thuần sang trồng các loại cây công nghiệp vốn là thế mạnh của đất này. 4.280ha cà phê, 445ha cao su là những con số minh chứng cho sự chuyển đổi canh tác dữ dội trên đất này. Và thời gian trôi, EaTul đã có sự đổi thay đến nhanh chóng.
Từ việc chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi tập quán canh tác này mà chưa đầy 3 năm ngắn ngủi, EaTul đã có những bước đi khá dài trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình. Hộ thiếu đói đứt bữa đã không còn, thay vào đó là sự tăng lên của các hộ gia đình thuộc diện giàu và khá.
Nhờ việc chuyển mình đến ngoạn mục này mà 100% các hộ gia đình ở 13 thôn, buôn đã mua sắm được các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Riêng thôn Sah A, nơi sinh sống của các hộ gia đình công giáo cùng các tín đồ, ngoài tinh thần đoàn kết, sống tốt đời, đẹp đạo thì hộ nghèo ở vùng đất vốn được coi là “rốn nghèo” chỉ còn lại trên 10%.
Tại buôn Sah B, khi nói về làm giầu không ai không nhắc đến gia đình Amí Uch. Nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi kết hợp trồng trọt nên Amí Uch được coi là hộ có nguồn thu nhập khá. Hiện nay, gia đình Amí Uch có 2,3 ha cà phê trồng xen trên 200 trụ hồ tiêu; chăn nuôi đàn heo ổn định với khoảng 15 con heo thịt và 3 con heo nái mỗi đợt, thậm chí có đợt cao điểm đàn heo của gia đình lên đến 35 con.
Với cách chăn nuôi khoa học, sử dụng đệm lót sinh học để hạn chế gây ô nhiễm môi trường và tạo môi trường nuôi sạch nên đàn heo của gia đình Amí Uch phát triển tốt, ít dịch bệnh. Tùy theo số lượng heo nái sinh sản chị cho xuất chuồng 2 lần/năm với mỗi lần xuất bán từ 12-15 con heo thịt. Vườn cà phê nhờ được chăm sóc tốt nên cho năng suất ổn định bình quân đạt 2,7 tấn/ha mỗi năm. Amí Uch còn kết hợp nuôi gà với số lượng trên 100 con để tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện nguồn thu nhập của gia đình Amí Uch sau khi trừ hết chi phí đạt trên 100 triệu đồng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên