Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Xếp hàng thâu đêm nộp hồ sơ cho con vào lớp 10, gây lo lắng trong dư luận”

Hương Giang

Thứ tư, 12/07/2023 - 14:58

(Thanh tra) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần báo cáo rõ tình trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm nộp hồ sơ cho con vào lớp 10.

“Thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói. Ảnh: P.Thắng

Ngày 12/7, tại phiên họp 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nêu ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 5 và tháng 6, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề cập đến hình ảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm để đăng ký cho con nộp hồ sơ vào lớp 10 thời gian gần đây.

"Thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học"

Theo bà Nga, tình trạng này gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận và tạo áp lực với học sinh thi vào lớp 10. Và đã diễn ra tại Hà Nội, TP HCM trong nhiều năm, được báo chí phản ánh rất nhiều.

“Thi vào lớp 10 hiện nay khó hơn cả thi vào đại học”, bà Nga nhấn mạnh và đề nghị Ủy ban Văn hóa vào cuộc, xem xét có phải do thiếu trầm trọng trường công cấp 3 không và giải quyết tình trạng này như thế nào?

Chính phủ cần đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo rõ tình trạng này và đề nghị bổ sung nội dung này vào báo cáo dân nguyện, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, tình trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 có một số nguyên nhân.

Cụ thể là do số lượng trường trung học phố thông (THPT) thấp hơn trung học cơ sở (THCS). Tỷ lệ học sinh từ THCS lên THPT được phân luồng bằng điểm thi, ai điểm cao thì chọn vào các trường theo nguyện vọng, thấp hơn sẽ sang trường khác.

Ngoài các trường công lập, hiện nay còn có trường tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, học nghề…

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh. Ảnh: P.Thắng

“Nhu cầu của phụ huynh, học sinh muốn vào trường cấp 3 công lập, do chi phí thấp hơn trường tư thục. Vì vậy, họ tìm mọi cách để vào các trường công lập. Đây là nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của phụ huynh, học sinh, chúng ta cần nghiên cứu để giải quyết vấn đề này”, ông Vinh nói.

Thừa, thiếu lớp học một phần do dân di chuyển cục bộ giữa nông thôn và đô thị

Nêu thực tế, ông Vinh cho biết, hàng năm TP Hà Nội đã cố gắng rất nhiều trong đầu tư phát triển trường công lập. Song song với đầu tư trường mới là đầu tư cải tạo, nâng cấp trường cũ cũng rất nhiều.

“Muốn xây trường mới cũng cần quỹ đất và khi tăng trường, tăng lớp thì nhu cầu giáo viên tăng lên rất nhiều. Trong khi, hiện nay biên chế giáo viên hạn chế”, ông Vinh nói.

Với TP HCM, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho biết, theo báo cáo, dân số của TP là 9,2 triệu người, nhưng thực tế có khoảng 14 triệu người, chênh 5 triệu người.

“Con số chênh này nếu không tính đưa vào sẽ rất khó khăn cho việc đưa ra một chính sách phù hợp. Hiện TP HCM thiếu gần 7.000 phòng học”, ông Vinh cho hay.

Ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết thêm, trong báo cáo giám sát, Ủy ban Văn hóa Giáo dục cũng đã nêu vấn đề này. Theo ông, Chính phủ và các địa phương cần tính toán, nhất là việc dân số tăng rất ít nhưng thừa, thiếu lớp học một phần do người dân di chuyển cục bộ giữa nông thôn và đô thị.

“Đây là một bài toán không dễ chút nào, không phải cứ đơn giản bỏ nhiều tiền ra là làm được, đi kèm theo đó phải tính đến việc phân phối giáo viên”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục đồng tình đưa nội dung này vào báo cáo dân nguyện.

“Một số kiến nghị về phòng cháy, chữa cháy chưa thỏa đáng” Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy vẫn “vướng, nghẽn” cũng là vấn đề được đặt ra tại phiên họp. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu đề nghị lãnh đạo Bộ Công an báo cáo thêm về nội dung này.  Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng. Ảnh: P.Thắng Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, Bộ Công an đưa ra nhiều giải pháp và thực sự gương mẫu đi đầu tham mưu cho Chính phủ tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo ông Hùng, việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn “không dễ giải quyết ngày một, ngày hai”. Các bộ, ngành phải vào cuộc tích cực để giải quyết sớm bất cập. Thứ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh, một số kiến nghị của doanh nghiệp, người dân chưa thỏa đáng. “Doanh nghiệp thì muốn tối ưu hóa lợi nhuận nên muốn hạ thấp các tiêu chuẩn, quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, gây ra tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, tài sản người dân. Chúng tôi cho rằng, cái nào cơ bản phải kiên quyết bảo vệ để doanh nghiệp phải quan tâm đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm thoát nạn”, ông Hùng nói. Cho hay, thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ cháy nhà dân, gây thương vong rất lớn, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, nguyên nhân là do chưa có tiêu chuẩn nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh. “Chúng tôi đang triển khai giải pháp như vận động nhân dân mở lối thoát nạn thứ hai. Bây giờ xây dựng chuồng cọp, không có lối thoát nạn thứ hai thì rất nguy hiểm”, Thứ trưởng Bộ Công an nói thêm, vấn đề này đang triển khai rất tốt, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm