Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xây dựng các mô hình sinh kế nhằm ổn định đời sống của người dân vùng cao Mường Lát

Văn Thanh

Thứ tư, 22/09/2021 - 07:00

(Thanh tra) - Huyện vùng cao Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa là vùng phên dậu, biên giới, có diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp là 73.924,32 ha, chiếm 90,99% tổng diện tích tự nhiên. Xác định việc phát triển rừng bền vững là một ngành kinh doanh kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững, giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống.

Phát thực bì cho rừng cây phát triển ở huyện Mường Lát. Ảnh: Anh Tuân

Xuất phát từ những yêu cầu và tình hình thực tế ở huyện vùng cao Mường Lát, Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng “Đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Mới đây, Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lấy ý kiến thống nhất các nội dung đề cương xây dựng đề án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo ông Hà Văn Ca, Bí thư Huyện ủy vùng cao Mường Lát: Việc xây dựng “Đề án Phát triển rừng bền vững huyện Mường Lát giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” là hết sức cần thiết, việc làm này sẽ là cơ sở cho việc thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp, đưa kinh tế lâm nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, góp phần xã hội hóa nghề rừng, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đề án nhằm mục tiêu chung là phấn đấu đến năm 2030 ổn định diện tích rừng tự nhiên hiện có theo quy hoạch 3 loại rừng; tập trung phát triển rừng sản xuất bằng trồng rừng cây gỗ lớn; xác định danh mục cây trồng bản địa có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện để ưu tiên phát triển; gắn phát triển các mô hình cây trồng, con nuôi phù hợp theo hướng nông lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm nâng cao tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện Mường Lát đạt 91,43%, tăng tỷ trọng, giá trị ngành sản xuất lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, tạo việc làm, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cũng theo ông Hà Văn Ca cho biết, Đề án tập trung đánh giá được nông hóa, thổ nhưỡng cho các đối tượng đất sản xuất nông, lâm nghiệp làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện. Xác định được danh mục các loài cây gỗ lớn cho trồng rừng gỗ lớn, các loài cây lâm sản ngoài gỗ để phát triển trồng tập trung và dưới tán rừng, phù hợp với điều kiện của huyện. Xác định được các vùng trồng rừng gỗ lớn, vùng sản xuất nông lâm kết hợp trên địa bàn huyện; trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha (bình quân 500 ha/năm), trồng cây phân tán khoảng 5 vạn cây/năm, xây dựng được các mô hình trồng khảo nghiệm các giống cây lâm nghiệp bản địa để đánh giá mức độ thích hợp làm cơ sở mở rộng phát triển sản xuất. Xây dựng được các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng; tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của rừng mang lai; cơ chế chính sách hưởng lợi của người dân và cộng đồng từ phát triển rừng.

Giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2030, tiếp tục đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất gỗ lớn khoảng 2.500 ha, trồng mới trên diện tích đất trống và trồng lại rừng; chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng 2.500 ha; trồng cây phân tán khoảng 5 vạn cây/năm, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của các loài cây trồng bản địa từ các mô hình trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện. Ngoài ra, sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình sinh kế để ổn định đời sống của người dân trồng rừng.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành Lâm nghiệp, trước khi Đề án này được triển khai, cần có sự đánh giá đồng bộ, cụ thể về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, chất đất của từng vùng trên địa bàn huyện vùng cao Mường Lát.

Đồng thời, Viện Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trước khi thực hiện Đề án phải xây dựng chi tiết bản đồ thổ nhưỡng theo từng vùng, từng địa phương, nghiên cứu phong tục tập quán của đồng bào các dân để ưu tiên đưa các loại cây trồng bản địa đang được trồng thử nghiệp vào danh mục loài cây trồng của đề án, như: Cây trẩu, cây tếch, cây táo mèo, xoài, nhãn, cây đào, cây mận… Đối với các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng vành đai nên trồng các loại cây gỗ lớn, cây trồng lâu năm để phát triển rừng được bền vững; quản lý, chăm sóc tốt diện tích rừng tái sinh hoặc trồng rừng theo hình thức lấy ngắn nuôi dài…

Bên cạnh đó, Đề án phải được triển khai đưa đến từng vùng, từng thôn, bản để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cần đúc rút kinh nghiệp tổng kết các mô hình trồng xoan, lát đã triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để thực tế việc trồng rừng phải gắn liền với phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trên địa huyện vùng cao Mường Lát.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

Yên Bái tăng cường giám sát công tác hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ dân bị thiệt hại do bão số 3

(Thanh tra) - Nhằm thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 4520/UBND-VX gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên quan, cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố. Đây là một bước quan trọng nhằm đảm bảo các hộ gia đình bị thiệt hại có nơi ở ổn định, an toàn.

Bùi Bình

22:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm