Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 21/10/2016 - 16:39
(Thanh tra) - Bên hành lang Quốc hội ngày 21/10, nhiều ĐBQH đã lên tiếng vụ “nước mắm chứa thạch tín (asen) vượt ngưỡng” và cho rằng, cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay để thẩm định lại, công bố kết quả, tránh gây hoang mang cho người dân…
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, sẽ là vội vàng nếu như chúng ta đánh giá hàm lượng asen tổng để cho rằng nước mắm truyền thống độc hại là chưa đúng.
Từ góc nhìn của Phó Giám đốc Sở Y tế, TP Hồ Chí Minh, ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ quan điểm, cơ quan quản lý Nhà nước mới là đơn vị chính thống để tổng hợp tất cả các thông tin để có những quyết định cảnh báo, bảo vệ người tiêu dùng. Còn vai trò của các Hội cũng rất quan trọng, nhưng nếu có phát ngôn thì phải rất thận trọng, phản ánh đúng sự thật.
“Ở đây không phải chúng ta bao che bưng bít cho một việc gì đó mà cần tính đến một thực tế, nước mắm bao nhiêu đời nay, ông cha ta đã sử dụng, đã làm. Thực sự với cá nhân, tôi vẫn ủng hộ nước mắm truyền thống hơn nước mắm công nghiệp”, ĐB Lan nói.
Bà Lan cũng theo quan điểm của các nhà khoa học hiện giờ. Tức là vội vàng nếu như chúng ta đánh giá hàm lượng asen tổng để cho rằng nước mắm truyền thống độc hại là chưa đúng.
“Không xới lên vấn đề thì thôi, nhưng khi đã xới rồi thì đây nó cũng là một sự kiện và cú hích đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước mà ở đây là Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm phải có động thái quyết liệt, nhanh hơn và có câu trả lời chính thức để người dân an tâm để biết sử dụng sản phẩm nào là an toàn. Còn cứ nói khơi khơi theo một hội tiêu dùng đưa ra và nói về Asen, nghe thạch tín thì ai cũng sợ. Nhưng trong giới làm khoa học, người làm chuyên môn mới hiểu, Asen hay thạch tín cũng có nhiều loại, có loại cho phép và có loại không cho phép”.
Bà Lan tiếp tục khẳng định, “phải hết sức thận trọng”. Theo bà, mẫu trên thị trường có rất nhiều, không chỉ cơ quan Nhà nước mà các cá nhân khi cảm thấy lo ngại về chất lượng sản phẩm có thể mua và đem đến cơ quan chức năng để kiểm nghiệm. Nhưng khi có kết quả thì luôn luôn trên các mẫu đều chú thích là các mẫu này chỉ có giá trị cho mẫu gửi mà không có giá trị chung cho toàn bộ.
“Chỉ cơ quan quản lý Nhà nước được giao nhiệm vụ thì qua quá trình lấy mẫu trên thị trường sẽ lấy mẫu khách quan. Khi mẫu không đạt chất lượng thì phải lấy thêm một số mẫu cần thiết theo đúng tiêu chuẩn khoa học. Lúc đó mới có quyền kết luận”, ĐBQH TP Hồ Chí Minh cho biết, “kết luận nước mắm chứa Asen như vậy là quá vội vàng”.
Phó Giám đốc Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ, việc lo ngại cho sức khỏe cộng đồng và cá nhân là hết sức chính đáng nên phải tỉnh táo. Bên cạnh một số người có hành vi sai trái khi trộn các chất cấm, vi phạm về An toàn thực phẩm để có lợi nhuận thì vẫn còn rất nhiều người nông dân làm đàng hoàng.
“Ở đây phải tự bảo vệ mình bằng cách nói không với thực phẩm bẩn với sự hỗ trợ của nhà nước, tức là dùng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng”.
Bản thân nước mắm truyền thống cũng đã có quy chuẩn hóa rồi. Tại các nhà thùng nước mắm trên cả nước cũng vậy, thì cũng giống bên dược liệu cũng có những quy định và chuẩn hóa, trên nhãn hiệu được ghi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và thành phần.
“Đối với sản phẩm xuất khẩu thì hầu hết là nước mắm truyền thống còn nước mắm công nghiệp cũng ít và tôi vẫn dùng, quan trọng là phải chờ kết luật của cơ quan quản lý nhà nước thì lúc đó mới có thông tin chính xác”, ĐB Phạm Khánh Phong Lan lưu ý.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Kiên Giang sẽ chủ động mời các nhà khoa học vào cuộc chứng minh sản phẩm truyền thống không có những chất độc hại như thông tin vừa được công bố
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị cho hay, Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh làm việc với Hội Khoa học Kỹ thuật, Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc.
"Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm rất nổi tiếng của Kiên Giang, được hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu. Cơ quan chức năng cùng Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc sẽ có phản hồi chính thức về vấn đề này, đồng thời sẽ đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc. Tới đây, Kiên Giang sẽ chủ động mời các nhà khoa học vào cuộc chứng minh sản phẩm truyền thống không có những chất độc hại như thông tin vừa được công bố", ông Nghị chia sẻ.
Đại diện tỉnh sở hữu loại nước mắm nổi tiếng khác - nước mắm Nha Trang, ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa nói: "Chúng ta phải xem lại việc cơ quan công bố thông tin nước mắm chứa arsen có thẩm quyền như thế nào. Vì hiện giờ người dân đang hoang mang".
Theo ông Thân, người làm nước mắm ở Nha Trang hay tại Khánh Hòa rất đông, đặc biệt là nước mắm truyền thống, có nhiều thương hiệu đã được khẳng định từ lâu.
"Bây giờ, trước một thông tin không rõ ràng về thạch tín trong nước mắm đã ảnh hưởng lớn tới người sản xuất và người tiêu dùng. Cần có cơ quan chức năng vào cuộc ngay để thẩm định và xem lại toàn bộ công bố đó”.
Ông Lê Xuân Thân nhấn mạnh, “nước mắm làng nghề sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thông tin phải chuẩn, phải có trách nhiệm với người dân. Nếu công bố không rõ ràng sẽ gây sự nhầm lẫn, bởi nghe tới thạch tín người dân sẽ phải sợ thôi. Bất kể tổ chức hay cá nhân nào công bố thông tin đó đều phải có trách nhiệm".
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cao Bằng, tính đến hết tháng 11/2024, toàn tỉnh có 125 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 3 tháng trở lên với tổng số tiền trên 10,909 tỷ đồng.
Trung Hà
15:05 11/12/2024(Thanh tra) - Những năm gần đây, tại nhiều vùng quê Việt Nam, việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời (NLMT) trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành xu hướng nổi bật, diện mạo nông thôn từ đó cũng trở nên hiện đại, tiện nghi, an toàn hơn.
PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Văn Thanh
13:59 11/12/2024PV
10:46 11/12/2024Tuấn Khải
18:41 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang