Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Thông
Thứ hai, 08/06/2020 - 11:06
(Thanh tra) - Đập tràn Đô Lương bị vỡ, từng mảng bê tông bị cuốn đi, chỉ sau 10 phút hàng chục mét đập bị đẩy sập theo dòng nước. Nước ào ào đổ về hạ du, vòng xoáy rộng cuốn trôi 40 m đập tràn cũ, làm 7.800 hộ dân mất nước sinh hoạt.
Đập tràn Đô Lương bị vỡ dài chục mét bị đẩy đi theo dòng nước. Ảnh: Hoàng Thông
Thông tin ban đầu, sự cố xảy ra lúc 21h ngày 6/6, khi đó, từng mảng bê tông nhỏ bị cuốn, 10 phút sau thì cả tảng dài chục mét bị đẩy đi theo dòng nước. Nước ào ào đổ về hạ du, vòng xoáy rộng cả mét. Đến chiều qua (7/6), hơn 10 m đập tràn cũ (đập Bara Đô Lương) nằm sát bờ sông có nguy cơ bị cuốn tiếp.
Dòng nước vẫn chảy cuồn cuộn qua thân đập bị vỡ. Sau sự cố vỡ đập Bara Đô Lương vào lúc 1 giờ sáng 7/6, nước dẫn vào kênh Đào bị tụt xuống 3,2m so với mức nước bình thường. Do mức nước bị tụt xuống quá thấp đã làm cho hệ thống bơm nước từ kênh Đào của Trạm cấp nước Đô Lương ở xã Đông Sơn không thể hoạt động.
Tại hiện trường, phần đập bị vỡ hoàn toàn thuộc các khoang số 10 và 11. Khoang số 12 và 13 bị nứt nhiều chỗ, nhiều phần âm bê tông bên trong đã rỗng có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. Sự cố xảy ra khiến nhiều nơi mất nước, ảnh hưởng đến tưới tiêu cho cây trồng và nước sinh hoạt cho người dân.
Đập Bara Đô Lương được xây dựng từ năm 1933-1937 của thế kỷ XX. Hiện nay, đã xuống cấp nghiêm trọng. Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hòa Hiệp, do bê tông thân tràn cũ không đảm bảo cường độ và quá trình khai thác đã gần 90 năm, các hàng cừ chống thấm bị đứt gãy sẽ kéo theo cát móng chân công trình về hạ lưu làm rỗng chân, dẫn đến sự cố gãy sụp khoang tràn số 10 và 11.
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực và vật lực, làm việc 24/24h để đến ngày 11/6 có thể khắc phục xong sự cố, nhằm đảm bảo nguồn nước chống hạn cho vụ lúa Hè Thu và nước sinh hoạt cho người dân. Tỉnh cũng đã chỉ đạo đơn vị thi công rút thời gian thi công đập Bara Đô Lương từ 3 năm xuống còn 2 năm, vì chất lượng còn lại của các khoang cũ không thể đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
T.Thanh
13:44 12/12/2024(Thanh tra) - Hà Nội sẽ hạn chế hoặc cấm lưu thông với nhiều phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao vào vùng phát thải thấp. Thí điểm trước tiên ở 2 quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.
Hải Hà
12:08 12/12/2024Trần Lê
10:32 12/12/2024Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật