Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 13/11/2014 - 12:14
(Thanh tra) - “Khi xảy ra tai nạn lao động ai chịu trách nhiệm? Chính chủ sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng, dứt khoát anh vi phạm luật, gây ra tai nạn lao động chết người thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Đó là chia sẻ của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội với phóng viên Báo Thanh tra bên hành lang Quốc hội về Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động.
ĐBQH Bùi Sỹ Lợi. Ảnh: Thảo Nguyên
“Không thể để hôm nay chết cũng thế, mai chết cũng thế”
+ Thực tế, việc tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, thậm chí nhiều doanh nghiệp thực hiện chỉ để đối phó sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng vẫn diễn ra, chỉ tính riêng khu vực tham gia bảo hiểm xã hội, số người chết do tai nạn lao động bình quân gần 700 người/năm và gấn đây nhất là vụ tai nạn lao động gây chết người tại dự án đường sắt trên cao. Ông đánh gì về vấn đề này?
- Vụ đánh rơi thanh sắt trong quá trình thực hiện dự án đường sắt trên cao rõ ràng quy trình kỹ thuật là sai. Người đi ở dưới mà vẫn cẩu thanh sắt như thế quả thực không đúng quy trình. Để xảy ra điều này, một là do chủ sử dụng lao động không hiểu biết, hai là người lao động làm công việc đó cũng không hiểu biết.
Tôi cho rằng, các vụ tai nạn lao động xảy ra gây chết người đều do không thực hiện đúng quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động. Tình trạng vi phạm của doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân. Trước hết, là do lỗ hổng của pháp luật.
Hiện nay, luật không quy định rõ những hành vi bị cấm khi có nguy cơ tai nạn lao động hoặc có nguy cơ ảnh hưởng của chất độc hại. Chưa kể, luật thì có nhưng tính tuân thủ pháp luật không cao, xử lý không cao, chế tài không mạnh.
Thử tính, có bao nhiêu vụ tai nạn lao động gây chết người như vậy mỗi năm nhưng có bao nhiêu % số vụ giám đốc, chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động đưa ra tòa truy tố. Rất ít và khi có bị truy tố thì hiệu quả pháp lý không cao, không đủ tính răn đe.
Người sử dụng lao động không huấn luyện, không tuyên truyền để cho người lao động bị chết thì tội đó là tội của chủ sử dụng lao động phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng thực tế hiện nay chúng ta không làm điều đó.
Bên cạnh đó, bản thân người lao động khi làm trong môi trường không an toàn được quyền và nghĩa vụ phản đổi không làm, nhất là khi không được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ yêu cầu chủ sử dụng phải trang bị. Nhưng người lao động không biết để thực hiện quyền của mình, cũng như không đấu tranh mà vẫn thực hiện công việc có nguy cơ cái chết để ở trên đầu.
+ Vậy làm thế nào để chấm dứt tình trạng “nguy cơ cái chết ở trên đầu người lao động” cũng như xử lý những doanh nghiệp “nhờn” không thực hiện các quy định của pháp luật gây ra những vụ tai nạn lao động gây chết người, thương tâm như thời gian vừa qua?
- Lần này luật phải quy định rõ hành vi bị nghiêm cấm, chế tài xử lý khi không thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm. Trường hợp nếu tai nạn đã xảy ra rồi thì phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật để tạo tính răn đe cao. Chứ không thể để hôm nay chết cũng như thế, mai chết cũng như thế thì làm sao răn đe được. Dự thảo Luật lần này phải khắc phục được điều này.
Vấn đề quan trọng nhất của an toàn vệ sinh lao động là tuyên truyền giáo dục, huấn luyện kỹ năng. Khi làm việc chủ sử dụng phải có phương án để bảo đảm an toàn lao động trước khi làm việc, thậm chí trước đây còn có quy định phải duyệt phương án đó mới được làm việc. Cho nên nếu không có phương án mà anh vẫn cho làm thì khi xảy ra tai nạn lao động ai chịu trách nhiệm? Chính chủ sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.
Tôi cho rằng, dứt khoát anh vi phạm luật, gây ra tai nạn lao động chết người thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cùng với đó, phải tuyên truyên để người lao động biết khi chủ sử dụng lao động phân công lao động mà có nguy cơ tai nạn lao động cao, hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến chất độc hại thì người lao động có quyền không làm.
+ Khi tai nạn lao động xảy ra, người lao động phải gánh chịu những tổn thất trước tiên. Song không ít tình trạng, sau khi bị tai nạn, ngoài những khoản trợ cấp theo chế độ, người lao động còn đứng trước nguy cơ bị “sa thải”?
- Lần này luật phải giải quyết vấn đề đó. Khi người lao động bị tai nạn, việc đầu tiên chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm điều trị cho người lao động. Sau đó, người lao động phải được đi giám định, nếu mất sức từ 21% trở lên thì được hưởng chế độ bệnh tai nạn lao động nghề nghiệp hàng tháng.
Vấn đề quan trọng, trước khi bi tai nạn tôi đang làm việc A, nay mất sức lao động mấy chục phần % không làm được việc A nữa thì Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải hỗ trợ cho người lao động chuyển đổi từ ngành nghề này sang ngành nghề khác và tiền đào tạo chuyển đổi ngành nghề Quỹ phải bỏ ra. Vì Quỹ này là khoản tiền 1%/quỹ tiền lương do chính chủ sử dụng lao động đóng và hiện nay chủ sử dụng lao động cũng đã phải đóng quá nhiều rồi.
Cho nên phải tăng thêm nguồn kinh phí từ Quỹ này cho chủ sử dụng lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Và phải cho người sử dụng lao động thêm nguồn kinh phí từ quỹ này để tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa.
Lần này chúng ta phải lưu ý, luật này phải lấy phương án phòng ngừa là chính, giống như chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tức là phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để xảy tai nạn lao động chết người như vậy, đáng thương như vậy.
“Mở” thêm khoảng 1 nghìn biên chế thanh tra là khó
+ Để bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh, Chính phủ đề xuất tăng thêm khoảng 1 nghìn biên chế thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn lao động, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Thanh tra lao động toàn quốc có gần 500 mà chúng ta đang tính có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, cộng với khu vực làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, hộ gia đình sản xuất…. có sử dụng hóa chất độc hại đến môi trường người lao động nếu không có cán bộ thanh tra thì rất khó khăn.
Thế nhưng, Chính phủ đề xuất tăng 1 nghìn biên chế thanh tra trong điều kiện hiện nay thì quả thực một điều ít ĐBQH ủng hộ. Chưa kể, Chính phủ còn muốn thanh tra chuyên ngành xuống cả cấp huyện. Đúng là, giao cho cấp huyện thì tốt gần với người lao động, nhưng có 2 yếu tố không được, đó là trái Luật Thanh tra và thanh tra cấp huyện là thanh tra Nhà nước không đủ kỹ năng, năng lực, trình độ để thanh tra lao động, quan trọng là không đủ điều kiện, kỹ năng để điều tra các vụ tai nạn lao động.
Luật nghiêm minh, thực thi phải chuẩn. Lực lượng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn lao động hoàn toàn phải có kỹ thuật, có như vậy mới điều tra được nguyên nhân cái vụ tai nạn và chỉ khi biết được nguyên nhân thì mới có biện pháp khắc phục. Cho nên tăng là tốt, nhưng trong điều kiện hiện nay tăng là khó vì đang phải giảm biên chế.
Tôi cho rằng, chức năng này nên giao cho cơ quan lao động. Biện pháp quan trọng là nâng cao năng lực của thanh tra lên; thực hiện thanh tra viên theo vùng… vì thực tế hiện nay, năng lực thanh tra có tăng nhưng chưa đáng kể, số lượng không đáng kể, chất lượng chưa đáp ứng. Chúng ta phải tăng những thanh tra viên có năng lực, ít nhưng chất lượng; đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ cho số lượng thanh tra hiện tại mà không nên đặt vấn đề tăng biên chế.
+ Không chỉ đề xuất tăng biên chế thanh tra, Chính phủ còn đề xuất giao thêm trách nhiệm cho UBND xã trong việc thống kê, báo cáo các vụ tai nạn lao động chết người?
- Việc chết người, chính quyền địa phương nào cũng phải khai tử cả, mà đã khai tử là phải kê nguyên nhân của chết người. Vậy có cần thiết phải quy định không? Nếu có quy định thì phải quy định chính quyền địa phương phải thống kê được được tình hình tai nạn lao động, từ nghiêm trọng phức tạp, nguyên nhân của vụ tai nạn đó là gì. Có như vậy mới tuyên truyền phổ biến, tập huấn, khắc phục để những vụ việc đó không xảy ra.
+ Theo ông, dư thảo lần này có điểm gì đáng chú ý nhất là trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động?
- Dự thảo lần này điều chỉnh không chỉ cho đối tượng có quan hệ lao động 16-17 triệu người, mà bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động chiếm khoảng 68% lực lượng lao động, tương đương khoảng 37 triệu lao động, trong đó có cả nông nghiệp, làng phề, tiểu thủ công nghiệp mà chúng ta hay gọi là khu vực phi chính thức.
Chúng ta mở rộng đối tượng để hướng tới lợi ích, đó là người lao động sẽ được tuyên truyền giáo dục, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn lao động, hiểu biết về công tác phòng ngừa tai nạn lao động… từ đó tạo chuyển biến về nhận thức cho người lao động trong môi trường an toàn.
Ngoài ra, bất kỳ người lao động nào kể cả trong khu vực có quan hệ lao động hay không có quan hệ lao động khi làm công việc có nguy cơ tai nạn cao đều phải được huấn luyện. Vậy nguồn tiền lấy ở đâu?. Nhà nước phải tính toán, xã hội hóa, hỗ trợ để doanh nghiệp khi huấn luyện không chỉ huấn luyện cho người trong quan hệ lao động mà cho cả người không có quan hệ lao động.
Một chính sách rất mới nữa là, Chính phủ đề xuất cho người không có quan hệ lao động được tự nguyện đóng bảo hiểm tai nạn lao động 1% giống như chủ sử dụng lao động đóng cho người có quan hệ lao động để khi bị tai nạn lao động có thể hưởng các chế độ, hưởng chính sách như bị thương tật từ 21% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Ở đây phải tính toán làm sao để Nhà nước hỗ trợ một phần, có thể là 0,3% vì ngay với người có quan hệ lao động đã rất phức tạp thì với người không có quan hệ lao động còn phức tạp hơn. Biết rằng trong tình tình ngân sách khó khăn, để thực hiện điều này cũng không đễ nhưng phải tính toán, có lộ trình.
+ Xin cám ơn ông!
Thảo Nguyên (Thực hiện)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý