Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Về miền Tây xứ Nghệ ngắm đào đá cổ của người Mông

Đông Kim

Thứ tư, 26/01/2022 - 06:36

(Thanh tra)- Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những vườn đào cổ bên chân núi của người Mông ở miền Tây xứ Nghệ cũng bước vào dịp khoe sắc với những chồi non xanh mướt, nụ hoa chúm chím đua nở. Trồng và chăm sóc đào đá ở vườn nhà giờ đây không chỉ là một nét văn hóa, làm đẹp bản làng, mà còn mang lại giá trị kinh tế, đem đến cái Tết no đủ cho bà con ở rẻo cao xứ Nghệ.

Đào đá cổ với dáng cây khẳng khiu, thân đầy địa y khoe sắc chiếm trọn lòng người chơi. Ảnh: ĐK

Na Ngoi là một xã thuộc huyện miền núi Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An được xem là thủ phủ trồng đào rừng lớn nhất ở Nghệ An. Nằm ở độ cao 1.600m so với mực nước biển, khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này phù hợp cho giống cây đào đá phát triển.

Những cây đào rừng nơi đây mọc lên từ nền đất đá cằn hay được bà con trồng trên đồi, trong vườn nhà qua nhiều năm thân cây mốc meo, địa y, rêu bám đầy trên những dáng cây khẳng khiu, cổ kính, tự nhiên vươn theo chiều ánh nắng mặt trời. Trong tiết trời Xuân se lạnh, những nụ hoa chúm chím đua nở. Sắc hoa phớt trắng hồng, không rực rỡ như sắc đào Nhật Tân, nhưng chính nét nguyên sơ tạo nên vẻ đẹp, nhẹ nhàng mà sâu lắng trong hồn người.

Nếu như trước đây người dân xứ Nghệ mê mẩn vẻ đẹp của đào Nhật Tân, thì nay thị hiếu khách chơi đào đã chuyển hướng chuộng loại đào rừng trồng này vì nó mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Cành đào đá rêu phong, đen sì hay thi thoảng có mốc trắng như những cành củi khô, nhìn qua cảm tưởng có thể đem đốt cháy luôn. Khi cắm vào trong nước, cành sẽ đâm chồi nảy lộc, nụ hoa bung nở tạo ra vẻ đẹp tương phản với cành cây khẳng khiu, nhìn rất hút mắt.

Đồng bào người Mông thường trồng đào rừng ở trên rẫy, sườn núi hay trong vườn nhà

Nhiều năm nay cứ độ ngoài rằm tháng Chạp Âm lịch, không gian trong những vườn đào cổ xã Na Ngoi bỗng huyên náo lạ thường! Khi đào từ trên núi xuống, khách từ dưới xuôi lên, khiến cho vùng rẻo cao biên giới những ngày cuối năm trở nên nhộn nhịp, rộn ràng không khí Tết, Xuân.

Đôi tay nhanh nhẹn buộc gọn cành đào lại, ông Vừ Bá Tênh, bản Phù Khả 1, xã Na Ngoi nói trong hồ hởi: “Những cành đào này ta chặt từ trong vườn nhà mình, trồng cũng gần chục năm rồi. Cành đẹp ta bán 1 triệu rưỡi, vì đào to đẹp, nhiều nụ, lại có rêu mốc và tầm gửi bám ở thân cây. Còn những cành khác nhỏ hơn, ít nụ hơn thì giá khoảng 300.000 - 500.000 đồng”.

Cách nhà ông Tênh không xa, một hộ gia đình khác cũng dựng nhiều cành đào đang chớm nụ trước cửa nhà. “Cứ để rứa thôi, ai hỏi mua thì bán. Nhà mình bắt đầu bán từ mấy ngày nay, khách toàn là người xuôi, chứ dân bản nhà ai cũng có đào. Mỗi Tết, nhà ta cũng thu được gần chục triệu tiền bán đào” - một chủ nhà trong bản chia sẻ.

Theo những hộ trồng đào lâu năm ở đây, đào rừng hiện rất hiếm, gần như không có bán trên thị trường. Còn đào mà bà con mang xuống xuôi bán là đào rừng trồng ở vườn nhà. Ở xã miền núi này, hầu như nhà nào cũng có cây đào. Hàng năm, cứ đến dịp cận Tết, dân bản thường chọn những cành đẹp, chặt bán cho thương lái để kiếm thêm thu nhập.

Những cành đào đá cổ đẹp được dân bản chặt để bán cho khách

Trong nhiều hộ dân mạnh dạn trồng đào theo hướng đại trà để phát triển kinh tế, anh Xồng Bá Lẩu, ở bản Buộc Mú 1 là một điển hình. Anh Lẩu chia sẻ, năm 2011, anh và gia đình mạnh dạn đầu tư trồng 3ha đào mốc. Vườn đào của gia đình có hơn 850 gốc, toàn bộ là đào đá, đào rêu mốc, trồng đã hơn 10 năm tuổi. Hàng năm, gia đình anh chặt cành bán 1 lần và giữ gốc lại, sau 3 - 4 năm cành bị chặt sẽ tiếp tục phát triển trở lại và lại cho thu hoạch. Nhờ vườn đào mà hàng năm, gia đình anh thu nhập nhiều triệu đồng.

Gia đình già Lầu Giống Dìa và em trai là những hộ trồng nhiều đào nhất ở bản Ka Trên và Phù Khả 1, xã Na Ngoi. Hiện giờ, ông đang có khoảng 200 gốc đào trên rẫy. “Năm nào cũng trồng, phải trồng liên tục thì mới giữ được cây đào, mới có mà chặt bán. Người Mông ta trồng đào từ đời ông, đời cha, đến con cháu cứ tiếp tục như thế” - già Lầu Giống Dìa chia sẻ.

Việc phát triển kinh tế bằng cách trồng đào nhiều năm nay được chính quyền xã Na Ngoi áp dụng. Xã vận động dân bản trồng đào trên các sườn đồi, nương rẫy, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, chặt cành bán vào dịp cuối năm. Hiện, toàn xã Na Ngoi có hàng chục hécta đào được trồng tập trung ở các bản như Buộc Mú, Kẻo Bắc, Ka Nọi, Tổng Khư... Từ khi nơi đây trở thành thủ phủ của đào rừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thoát nghèo nhờ việc bán đào phục vụ người dân chơi mỗi khi Tết đến, Xuân về.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

Ấn tượng chương trình ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Hà Nội

(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Ngày hội rèn luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô năm 2023, với sự tham gia của gần 3.000 người cao tuổi đến từ khắp các quận, huyện Hà Nội. Chương trình do Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Sức khỏe ngoài trời người trung cao tuổi Hà Nội tổ chức, với sự đồng hành của Vinamilk và nhãn hàng sữa Sure Prevent Gold. Đây là sân chơi giúp người cao tuổi rèn luyện sức khỏe, khuyến khích phong trào tập luyện thể dục - thể thao trong cộng đồng.

Vân Trang

14:15 13/12/2024
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định:  Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định: Nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Thanh tra) - Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định. Đơn vị đã thực hiện tốt việc tổ chức quản lý, chữa trị, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách, tạo việc làm, lao động trị liệu cho người nghiện ma túy.

Đức Tài

11:04 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm