Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Về miền Tây Bắc xem lễ hội

Thứ sáu, 20/02/2015 - 14:45

(Thanh tra)- Tây Bắc. Mùa Xuân là mùa lễ hội. Suốt từ cuối tháng Chạp đến hết tháng 3 Âm lịch, làng trên xóm dưới, bản gần, mường xa ngày đêm rộn rã tiếng cồng, bập bùng bếp lửa hội xòe, réo rắt tiếng khèn gọi bạn.

Múa khèn của các chàng trai Mông xã Tân Lập, Mộc Châu. Ảnh: Hồng Bài

Từng vùng, từng dân tộc, lễ hội có nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng phải nói rằng, lễ hội vùng Tây Bắc rất phong phú và đa dạng, giàu bản sắc.

Mế Bùi Thị Mảy, người Mường Bi, Hòa Bình nói rằng, ở đây xóm nào cũng có phường sắc bùa. Vào dịp lễ, Tết, dạm hỏi, cưới xin, dựng nhà mới, hội làng, phường sắc bùa lại tổ chức phục vụ. Phường sắc bùa có 12 người ứng với bộ chiêng 12 chiếc. Chiêng có nhiều loại, chiêng cái, chiêng năm, chiêng bảy, chiêng dàm. Lễ hội sắc bùa đi liền với nhiều hoạt đông vui chơi như: Hát đối, chơi ném còn, kéo co, bắn nỏ, đánh mảng.

Mế Mảy đưa chúng tôi đến xóm Lũy xem phường sắc bùa đón lễ hội khai hạ Mường Bi. Từ đầu làng đã nghe tiếng cồng chiêng pính pông, pính pồng rộn rã, thôi thúc. Phường sắc bùa là những cô gái diện trang phục váy đen, áo trắng, đầu chít khăn màu trắng, đứng thành hàng, tay đung đưa nhịp nhàng theo nhịp cồng chiêng. Cạnh phường sắc bùa là hội hát đúm. Hội hát làng Lũy hát đối với hội hát làng Đồi. Hai bên hát đối nhau cả buổi không hết lời.

Phường sắc bùa của người dân tộc Mường. Ảnh: Hồng Bài

Ở một bãi cỏ rộng, bằng phẳng, đám con trai đang thi nhau đi cà kheo, đánh quay, bắn nỏ. Ông Đinh Văn Qúy, năm nay đã ngoài 70 tuổi, kể rằng, mấy chục năm về trước, hội Xuân vùng Mường Bi diễn ra cả tuần. Đám thanh niên thỏa sức đua tài bắn nỏ, đi cà kheo, đánh quay. Lũ con gái tha hồ sắc bùa, đánh mảng. Thời trai trẻ, hơn chục lần ông giật giải đua cà kheo của vùng Mường Bi. Ông lấy được vợ cũng nhờ hội đua cà kheo, hội đánh mảng mà gặp nhau. Bây giờ, mồng 5 Tết mường trên, xóm dưới đã hạ cây nêu, mở hội xuống đồng. Tối, mọi người tụ hội tại nhà văn hóa cùng nhau múa hát.

Tây Bắc, vùng đất của hoa đào, hoa mận, hoa cải trắng, trạng nguyên, cúc vàng... Hoa trên núi. Hoa trong bản, trên đường.

Ngày Xuân, đến đâu cũng đều bắt gặp các chàng trai người Mông đi thành từng tốp, tay cầm khèn vừa đi vừa thổi. Cô gái Mông ung dung trên ngựa dạo phố, tìm bạn.

Các cô gái Mông xuống núi đi hội Xuân. Ảnh: Hồng Bài

Tại các sân vận động, rợp cờ hoa, náo nức các trò chơi dân gian. Vui nhất, đông nhất là điểm diễn ra hội thi tài khéo tay, bày mâm cỗ đẹp của chị em phụ nữ. Tốp giã gạo, tốp nhóm lửa, tốp nhặt rau, thịt gà, dọn mâm cỗ. Mọi người làm nhanh như máy. Ăn chưa nhạt miếng trầu, mâm cỗ ngày Tết đã được dọn lên đặt giữa chiếc chiếu hoa. Mâm ẩm thực của chị em người Mường, người Thái, người Mông, người Dao, người Tày... có những món khác nhau, nhưng đều hấp dẫn.

Ông Quàng Văn Thanh, người bản Áng (Mường Bi) nói: "Mình già rồi nhưng đến hội Xuân vẫn thấy còn trẻ lắm, vui lắm. Cả bản mình đi hết để cổ vũ, động viên con cháu". Hội thi kết thúc là lúc tất cả mọi người lại quây quần bên mâm cỗ, các cô gái đi quanh mâm rót rượu mời khách, giới thiệu từng món ăn trong mâm.

Thi tài nội trợ tại hội Xuân Mộc Châu.  Ảnh: Hồng Bài

Sang Xuân ấm áp, khi hoa ban nở trắng núi rừng, tại Mộc Châu  bà con các dân tộc tổ chức lễ hội hoa ban. Đây là lễ hội vui nhất trong mùa lễ hội mùa Xuân Tây Bắc. Hoa ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu mà còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo, biết ơn.

Ông Thanh kể: Hôm diễn ra lễ hội, cả bản âm vang tiếng trống, chiêng. Nhà nào cũng bập bùng ánh lửa đồ xôi, luộc gà, thái măng, mổ lợn làm cỗ. Rượu cần xếp thành dãy chờ đón khách. Đám con trai, con gái rủ nhau ra cánh rừng hoa ban, chọn cành hoa đẹp nhất tặng bố mẹ, người yêu. Lễ hội hoa ban kéo dài hai, ba ngày. Ngoài phần lễ, phần hội có nhiều trò chơi dân gian, nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn.

Ẩm thực ngày Tết người Thái Tây Bắc. Ảnh: Hồng Bài

Lên Tây Bắc vào những ngày Xuân như được đắm mình trong lễ hội, lâng lâng trong vòng xòe, bay theo tiếng khèn gọi bạn trên núi.

Mùa Xuân Tây Bắc thật ấm tình người.

Hòa Bình có lễ hội sắc bùa, cầu mưa, xuống đồng, lễ hội khai hạ Mường Bi, lễ hội chá chiêng, đu tre... Sơn La có các lễ hội cầu an, hoa ban, đua thuyền ở Quỳnh Nhai, lễ hội Mương A Ma của dân tộc Xinh Mun, Xên Mường của người Thái đen... Yên Bái có tới 17 lễ hội, trong đó tiêu biểu là: Lễ hội ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, lễ cấp sắc của người Dao, lễ tăng cẩu của người Thái đen, lễ chay của người Cao Lan...

Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm