Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Anh
Thứ hai, 19/08/2024 - 15:18
(Thanh tra) - Cửa Ông - vùng đất địa linh nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Cẩm Phả, bên bờ vịnh Bái Tử Long thơ mộng, là gạch nối giữa hai tuyến quân sự của tỉnh; là trọng điểm về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, trên mảnh đất này cha ông ta đã liên tiếp ghi nhiều chiến công oanh liệt. Cũng chính nơi đây, đầu thế kỷ 20, đội ngũ công nhân đã ra đời và không ngừng phát triển.
Nhà máy sàng Cửa Ông do Thực dân Pháp xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1924 (Ảnh tư liệu)
Năm 1924, Nhà sàng và bến Cửa Ông chính thức đi vào sản xuất. Chủ thầu người Pháp chiêu mộ công nhân trước đây làm thuê xây dựng cảng và nhiều nông dân bần cùng từ các miền quê ra khu mỏ, thành một đội ngũ làm công khá lớn. Có thể nói, Cửa Ông chính là mắt xích quan trọng trong việc chế biến, sàng tuyển và là cảng than đầu tiên ở Đông Dương - một trong những cái nôi hình thành giai cấp công nhân, tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn Việt Nam đầu tiên ở vùng mỏ.
Tới năm 1927, toàn bộ dây chuyền sản xuất khép kín được hoàn thiện bao gồm: Nhà máy sàng do Công ty Bruxelles - Bỉ thiết kế, Pháp xây dựng, có năng suất sàng 250 tấn/giờ; năng suất rửa 90 tấn/giờ; các kho than có sức chứa 16.000 tấn. Cảng có chiều dài 320m, cùng một lúc bốc rót than được cho 2 tàu có trọng tải 10.000 tấn. Trên cảng dùng 4 thiết bị bốc rót, mỗi cái có năng suất 150 tấn/giờ. Hệ thống vận tải đường sắt gồm một số đầu máy xe hoả chạy bằng hơi nước và 5 xe điện. Toa xe chủ yếu là toa xe Ốt - chê (8 tấn) và Đê-el (10 tấn); đường sắt tổng cộng có 22 km sử dụng đường ray P24. Ngày 30/7/1927 thực dân Pháp đã xuất chuyến than đầu tiên từ Nhà sàng qua cảng Cửa Ông xuống con tàu Poóc Sang- mang quốc tịch Pháp về chính quốc…
Đến năm 1928, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Cẩm Phả - Cửa Ông được thành lập. Đồng chí Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Ngô Huy Tăng, Đỗ Huy Liêm được cử về "Vô sản hóa", làm việc ở nhà sàng Cửa Ông. Lịch sử còn khắc ghi hình ảnh người thanh niên cộng sản trẻ tuổi Ngô Huy Tăng đã cắm lá cờ đỏ búa liềm trên cầu Poóc- tích số 1 ở Cảng Cửa Ông vào đêm mùng 6 rạng ngày mùng 7 tháng 11 năm 1929, để kỷ niệm cách mạng Tháng mười Nga, mở đầu cho trang sử đấu tranh hào hùng của thợ mỏ Vùng than.
Trong những năm 1930-1935, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân bến Cửa Ông đã thường xuyên tổ chức những cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập. Đỉnh cao là tháng 11 năm 1936, công nhân Bến Cửa Ông với tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm" đã cùng với hơn 3 vạn thợ mỏ Vùng than làm nên thắng lợi của cuộc tổng bãi công lịch sử.
Tự hào truyền thống anh hùng
Ngày 24/4/1955, những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông, vùng mỏ hoàn toàn giải phóng. Lịch sử còn ghi nhớ, thực dân Pháp điên cuồng, hậm hực khi rút khỏi Cửa Ông, chúng âm mưu làm tê liệt máy móc thiết bị và cài cắm các phần tử phản động để phá hoại, với âm mưu thâm độc: “ít ra cũng phải 20 đến 25 năm nữa người An Nam mới đào được than và đưa sản xuất trở lại”. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần yêu nước nồng nàn, những người thợ Cửa Ông…, đặc biệt là người thợ điện Lê Văn Hiển (Anh hùng Lao động đầu tiên của vùng mỏ) đã đưa nhà sàng, bến cảng phục hồi trở lại sản xuất trong thời gian chưa đầy một tháng.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc. Xí nghiệp vµ Vùng mỏ trở thành trọng điểm đánh phá huỷ diệt của giặc. Thực hiện lời kêu gọi: “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” của Hồ Chủ Tịch, CBCNV Xí nghiệp đã anh dũng bám trụ để sản xuất và chiến đấu bảo vệ nhà máy; phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang trên địa bàn bắn rơi 8 máy bay Mỹ. Chiến công nối tiếp chiến công, năm 1966, đại đội nữ tự vệ Nhà sàng được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” - Đơn vị Anh hùng đầu tiên của vùng mỏ. Cùng thời điểm đó, Xí nghiệp được Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và gắn huy hiệu Bác Hồ cho nữ y tá Trần Thị Ánh Tuyết - người đã quên mình trong mưa bom, bão đạn, suốt 360 ngày đêm có mặt tại các trọng điểm đánh phá của địch, cùng tập thể nữ y tá cứu chữa công nhân bị thương.
Ngày 15/11/1968, Xí nghiệp vinh dự được cử nữ công nhân Trần Thị Cậy cùng đoàn đại biểu công nhân mỏ lên gặp Bác Hồ tại Phủ chủ tịch. Thấm nhuần lời Bác dạy, CBCNV Xí nghiệp đã thi đua hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất trước thời hạn 48 ngày. Một lần nữa Bác Hồ gửi điện khen và tên Xí nghiệp lại được ghi trên Cờ thưởng luân lưu khá nhất của Người.
Bị thua to tại chiến trường miền Nam, ngày 10/5/1972, ®ế quốc Mỹ điên cuồng quay lại ném bom miền Bắc hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá”. Cửa Ông một lần nữa lại trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của địch. Song Nhà sàng, cầu 20 và bến cảng vẫn hiên ngang đứng vững. Tự vệ Xí nghiệp đã kiên cường chiến đấu trên 100 trận; phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang bắn rơi 2 máy bay địch, giữ vững dòng than cho tổ quốc. Trang biên niên sử về một thời khói lửa của Xí nghiệp bến Cửa Ông, mãi là niềm tự hào, là động lực cho các thế hệ CBCNV phấn đấu, vượt qua mọi trở ngại trên con đường phát triển.
Bản anh hùng ca trên đất Mỏ anh hùng
Đất nước thống nhất, Tuyển than Cửa Ông được xem như một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Trong giai đoạn từ 1974 đến 1985, Xí nghiệp không ngừng được đầu tư mở rộng.
Năm 2001, đánh dấu cột mốc mới, khi Xí nghiệp được nâng tầm lên thành Công ty Tuyển than Cửa Ông. Hàng loạt giải pháp quản lý, cải tiến kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng; thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống và tinh thần hàng nghìn người thợ, làm thay đổi cục diện phát triển của Công ty.
Ngày 06/8/2008, cơn lốc xoáy với cường độ gió rất lớn đã quật đổ cả 3 máy rót than tại cảng Cửa Ông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của Công ty và vùng than Cẩm Phả. Dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, CBCNV Công ty đã đồng thuận, vượt qua khó khăn. Chỉ sau 10 ngày xảy ra sự cố, những người thợ Tuyển than đã chế tạo và lắp đặt thành công Hệ thống băng rót than năng suất 800 tấn/giờ, hoạt động sản xuất, tiêu thụ của Công ty và cả vùng than Cẩm Phả bừng sáng trở lại.
Năm 2009, Công ty xây dựng tuyến băng cấp than cho nhà máy Nhiệt điện Cẩm Phả; cải tạo đồng bộ hoá dây chuyền công nghệ nhà máy Tuyển than 1, nâng công suất lên 3,8 triệu tấn/năm; xây dựng và đưa nhà máy xử lý bùn nước công suất 1 triệu tấn /năm vào hoạt động. Tuyển than Cửa Ông là một trong những đơn vị sớm đi đầu trong đổi mới công nghệ, mạnh mẽ trong hành trình đi lên hiện đại hóa; sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm mới, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường.
Trên cả hai tuyến kéo mỏ Miền Đông và Miền Tây, đầu máy Diezen CK1E công suất 1300 mã lực thay cho đầu máy TY7E công suất 400 mã lực đã đưa năng lực vận tải lên gấp đôi, nâng sản lượng kéo than mỏ lên đến 14 triệu tấn/năm, góp phần để ngành Than tăng nhanh sản lượng. Trong giai đoạn 2020-2023, nhiều dự án trọng điểm của Công ty được thực hiện, đánh dấu bước đột phá trong cải tạo công nghệ, đầu tư thiết bị, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và bảo vệ môi trường.
Nếu như thập niên 80, công nghệ sàng tuyển từ Ba Lan được coi là hiện đại, thì 9 năm sau, công nghệ cao hơn của Úc được áp dụng tại nhà máy Tuyển than 2 có giá trị đầu tư tới 11 triệu đô la, đạt công suất 6,5 triệu tấn/năm, sản xuất ra nhiều chủng loại than chất lượng cao. Năm 2001, Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông đã được đổi tên và nâng tầm lên thành Công ty Tuyển than Cửa Ông. Hàng loạt giải pháp công nghệ, cải tiến kỹ thuật được ứng dụng; thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống và tinh thần hàng nghìn người thợ, làm thay đổi cục diện phát triển của Tuyển than Cửa Ông.
Năm 2009, Nhà sàng Tuyển than 1 – Tên gọi khác của Nhà sàng Cửa Ông được cải tạo nâng cấp, công suất từ 2 triệu tấn lên 3,5 triệu tấn một năm; cùng dây chuyền công nghệ của nhà máy Tuyển than 2, Tuyển Than 3. Chưa bằng lòng tại đó, Tuyển than Cửa Ông là một trong những đơn vị sớm đi đầu trong đổi mới công nghệ, mở rộng kho chứa, đầu tư thiết bị đánh đống, bốc rót, vận tải, mạnh mẽ trong hành trình đi lên hiện đại hóa. Trên cả hai tuyến kéo mỏ miền Đông và miền Tây, Công ty đầu tư đầu máy Diezen 1200 mã lực thay cho đầu máy 400 mã lực... đã đưa năng lực vận tải lên gấp đôi, nâng sản lượng kéo than mỏ lên đến 14 triệu tấn/năm, góp phần để ngành Than tăng nhanh sản lượng.
Năm 2019, Công ty đầu tư cải tạo kho chứa than Nội địa 3, đáp ứng yêu cầu nhập khẩu, chế biến than cho thị trường trong nước. Đồng thời, đưa vào hoạt động hệ thống vận chuyển đá thải ngược vào mỏ, giải quyết bài toán nan giải về khâu đổ thải, góp phần hoàn nguyên các mỏ khu vực Cẩm Phả.
Quý 4 năm 2020, Công ty đã đưa nhà máy Tuyển than Khe Chàm với công suất 7 triệu tấn/năm vào vận hành, để cấp than cho các nhà máy Nhiệt điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây cũng là công trình duy nhất được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam lựa chọn gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cũng trong giai đoạn 2020-2023, nhiều dự án trọng điểm của Công ty được triển khai thực hiện, đánh dấu một bước đột phá trong việc cải tạo công nghệ, đầu tư thiết bị, bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: Cải tạo và mở rộng nhà sửa chữa đầu máy”, tổng giá trị đầu tư 14,9 tỷ đồng, được TKV gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930 - 2020); công trình Hệ thống tận thu cám độ tro cao Phân xưởng Tuyển than 2", tổng giá trị 11,7 tỷ đồng, được Tập đoàn TKV gắn biển chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam 25/5 (2007 - 2022); công trình “Hệ thống thu hồi than PX Tuyển than 1 + PX Tuyển than 2”. Tổng mức đầu tư: 25,66 tỷ đồng, được TKV gắn biển chào mừng 5 năm ngày thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 29/9 (2018 - 2023).
Bên cạnh đó là những công trình trọng điểm như: Cải tạo nền kho than; Hệ thống cấp liệu cám độ tro cao phục vụ pha trộn than ở Phân xưởng Tuyển than 1; "Hoàn thiện công nghệ chế biến than Nhà máy tuyển than 3", trị giá 118,9 tỷ đồng; Công trình “Trạm trung chuyển than thương phẩm PX Tuyển than 4”, tổng giá trị đầu tư 118,086 tỷ đồng... đã đáp ứng yêu cầu sản xuất với sản lượng ngày càng cao; góp phần nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và TKV.
Những thành quả đó là sự khẳng định, là những đột phá, sáng tạo trong hiện thực hóa công cuộc đổi mới của Đảng, thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, vững tin trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không chỉ ở vùng mỏ Quảng Ninh, rộng hơn là ở Việt Nam hiện nay; góp phần bảo vệ vững chắc cơ đồ, vị thế, tiềm lực đất nước trong tình hình mới.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh