Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 30/08/2021 - 06:36
(Thanh tra) - Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra những khó khăn, thử thách thực sự đối với đồng bào cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Cũng trong hoàn cảnh khó khăn đó, truyền thống tương thân, tương ái, hướng về cộng đồng của dân tộc Việt Nam đang được thể hiện một cách rõ nét.
Các tình nguyện viên phân phối rau củ phục vụ bà con ở các khu phong tỏa tại quận 8, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thành ủy TP Hồ Chí Minh
Chia sẻ trong gian khó
Những chuyến xe chở gạo, rau, bí, lạc… do người dân miền Bắc, miền Trung gom góp đang ngày đêm hướng về TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành miền Nam. Ở đó, người dân và các lực lượng tuyến đầu đang phải căng mình chống dịch, thực hiện cách ly, hết sức khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm. Những món quà không thật lớn về giá trị vật chất nhưng thấm đượm nghĩa đồng bào, chất chứa tình đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Mới đây, câu chuyện về vợ chồng cụ Lê Doãn Bình (94 tuổi) và Nguyễn Thị Lan (90 tuổi) ở xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn xung phong đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Nam, đã khiến nhiều người xúc động.
Vợ chồng cụ Bình mang lạc, bí ra điểm tiếp nhận hàng hóa hỗ trợ của xã Ân Phú, với suy nghĩ mộc mạc mà thấm đẫm nghĩa tình: “Những lúc mình hoạn nạn do thiên tai, bão lụt, đồng bào miền Nam luôn tận tình giúp đỡ. Nay bà con trong đó gặp khó khăn do dịch bệnh, mình cần phải có bổn phận chia sẻ…”.
Theo thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đến nay, Ban Vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 của TP đã tiếp nhận tiền và hàng hơn 1.000 tỷ đồng. Số tiền và hàng hóa, thiết bị đó đã được phân bổ, sử dụng một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định.
Không chỉ tấm lòng của đồng bào cả nước hướng về vùng dịch, mà ngay tại tâm dịch, người dân cũng đồng lòng san sẻ cho nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn.
Đó là tấm lòng của hàng trăm chủ nhà trọ ở TP Hồ Chí Minh, không những miễn, giảm tiền thuê trọ, mà còn tự bỏ tiền túi hỗ trợ thực phẩm, nhu yếu phẩm gồm mì, gạo, đường, sữa… nhằm mong muốn người ở trọ giảm bớt khó khăn và hạn chế ra ngoài khi thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Đó là nghĩa cử của những người thợ sửa xe, thức xuyên đêm để sửa chữa, bơm vá, tiếp sức cho người dân được an toàn trên đường về quê tránh dịch.
Và, còn rất nhiều những tấm lòng thơm thảo, những sự sẻ chia thắm đượm tình nghĩa đồng bào trong khó khăn, dịch bệnh.
Tại buổi lễ “Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19 và ra mắt Trung tâm Tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19” do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 15/8, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, bà Tô Thị Bích Châu bày tỏ mong muốn các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục ủng hộ kinh phí, trang thiết bị y tế… đồng hành cùng TP trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Với sự đoàn kết, chung sức chung lòng và sự chia sẻ từ đồng bào cả nước, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tin tưởng: “Một ngày không xa, TP sẽ sớm mạnh khỏe trở lại, sẽ lại phủ đầy màu xanh, một nhịp sống hối hả với những dây chuyền sản xuất tràn đầy một khí thế mới, nỗ lực mới, quyết tâm phấn đấu lập nhiều thành tích mới, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.
Xung phong lên tuyến đầu chống dịch
Trong bức thư khen lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính viết: “Những ngày qua, cán bộ y tế trong bộ quần áo bảo hộ giữa mùa hè đổ lửa, đêm quên ngủ, ngày quên ăn, tận tâm, tận lực với công việc, thậm chí, nhiều anh chị em không có cơ hội gặp được người thân lần cuối do đang phải thực hiện nhiệm vụ. Những anh bộ đội Cụ Hồ, những chiến sĩ công an nhân dân không sợ hy sinh gian khổ, nhiều tháng không về nhà do phải canh gác nơi biên giới, phục vụ, chăm lo, hướng dẫn, giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân trong vùng dịch, canh chốt trong các khu cách ly, bảo đảm an toàn chống dịch… Những cán bộ ở cơ sở vất vả ngày đêm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để giám sát, điều tra dịch tễ và truy vết. Những anh chị em nhà báo không ngại lây lan, hiểm nguy vào giữa tâm dịch để viết tin, bài. Những tình nguyện viên bằng cả tấm lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng, sự sẻ chia sâu sắc, xung phong đến nơi nguy hiểm hỗ trợ cộng đồng…”.
Trong nhiều tháng qua, hình ảnh hàng nghìn cán bộ, nhân viên, sinh viên ngành Y các tỉnh, thành phố trong cả nước tình nguyện vào miền Nam hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đã gây xúc động mạnh mẽ cho không chỉ người dân trong nước mà còn khiến dư luận quốc tế thán phục, kính nể. Họ là những người quả cảm, sẵn sàng hy sinh việc riêng tư để phục vụ nhân dân, phục vụ cộng đồng với tâm niệm “bao giờ hết dịch chúng tôi mới về”.
Cùng với các y, bác sĩ, các nhân viên y tế, trên tuyến đầu chống dịch còn có sự đóng góp lớn lao của lực lượng công an, quân đội và hàng ngàn tình nguyện viên đến từ các tỉnh, thành phố khắp cả nước. Họ sẵn sàng chấp nhận gian khổ, sát cánh cùng chính quyền, nhân dân các địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Ở đâu xuất hiện dịch bệnh là lập tức có sự xuất hiện của lực lượng bộ đội, công an, các tình nguyện viên. Họ tham gia vào mọi hoạt động từ truy vết, lẫy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly, đảm bảo an toàn, an ninh…
Trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, để lại tấm gương sáng về tinh thần quên mình vì sự bình yên của nhân dân.
Như ngày 2/8/2021, Thượng úy Phan Tấn Tài (Công an quận 6, TP Hồ Chí Minh) đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ truy đuổi đối tượng vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Hay ngày 11/8/2021, Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh (Phó trưởng Công an xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) đã hy sinh vì nhiễm Covid-19 sau nhiều ngày thực hiện nhiệm vụ tham gia vào công tác phòng, chống dịch…
Cũng trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, đông đảo chức sắc và tín đồ tôn giáo đã tham gia nhiệt tình và có nhiều đóng góp tích cực, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đồng bào, đối với Tổ quốc. Theo thông tin từ Ban Dân tộc - Tôn giáo (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh), tính đến nay, đã có hàng trăm chức sắc, chức việc, tín đồ Phật giáo, Công giáo và Tin lành... xung phong tham gia lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các bệnh viện thu dung, điều trị Covid-19. Những tình nguyện viên này đã được chính quyền TP tổ chức tiếp nhận đăng ký, tổ chức tập huấn kiến thức phòng, chống dịch Covid-19 và phân bổ đến các bệnh viện.
Cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 dự báo còn nhiều cam go, thử thách. Trong muôn vàn khó khăn do dịch bệnh, tình nghĩa đồng bào luôn tỏa sáng, cao đẹp. Với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chúng ta nhất định sẽ chiến đấu kiên cường và chiến thắng dịch bệnh, xứng đáng với truyền thống anh hùng, vẻ vang của đất nước, dân tộc.
Thu Huyền - Nhật Tường
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh