Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 25/10/2013 - 15:10
(Thanh tra)- Đây là bài học kinh nghiệm được nhiều bậc phụ huynh rút ra sau khi tham dự hội thảo "kỷ luật không nước mắt" do Viện Đào tạo kỹ năng GS tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Chuyên gia trao đổi cách dạy con không bạo lực cho hàng nghìn phụ huynh. Ảnh: Hữu Oanh
Theo phân tích của Ths Trần Thị Ái Liên, từng là cố vấn chính sách của Project Vietnam, thuộc Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, đúc rút kinh nghiệm: Cha mẹ không nên dùng bạo lực để sai khiến con trẻ. Bởi bạo lực + chê bai = tiết ra hóc môn Cortisol.
Theo nguyên lý sinh tồn của động vật, khi tiết ra hóc môn Cortisol nhiều động vật sẽ nhảy cao hơn, hét lớn hơn, chạy nhanh hơn... Tương tự, nếu trẻ thường xuyên phải sống với Cortisol, nguy cơ tim nhỏ hơn, phổi nhỏ hơn, mạch máu nhỏ hơn, hộp sọ bé hơn nên não cũng nhỏ hơn. Tóm lại sẽ chậm phát triển một cách toàn diện.
Cùng với đó, nếu cha mẹ nuôi dạy, sai khiến con bằng cách dùng bạo lực, bản thân cơ thể của cha mẹ cũng tiết ra một lượng không ít Cortisol và đương nhiên cũng không có lợi cho sức khỏe, tinh thần.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, điều đáng sợ là tiềm thức của con người chính là nơi quyết định hành vi con người. Chẳng hạn như, khi cha mẹ la mắng, đánh đập con để buộc con phải ăn cơm, ý thức của trẻ sợ hành vi bạo lực đó nên sẽ ăn cơm. Tuy nhiên, trẻ suy nghĩ hoàn toàn ngược lại - dùng bạo lực để làm mệnh lệnh cho hành vi buộc phải ăn cơm. Mặc dù, sợ bạo lực nhưng tiềm thức lại suy nghĩ bạo lực là cách nhanh nhất để làm người khác phải nghe lời mình. Điều này rất nguy hiểm, nếu trẻ sống trong môi trường có sử dụng bạo lực.
Nhiều ý kiến phụ huynh bày tỏ điều họ gặp khó khăn khi không sử dụng bạo lực (hành động đánh đập) để buộc con trẻ phải ăn uống hay làm theo lời mình. Giải đáp thắc mắc này, theo Ths Liên, đó là do tư duy, quan điểm của chính phụ huynh - cha mẹ luôn luôn đúng. Điều này đã tồn tại từ lâu trong xã hội Việt Nam (đã có đúc rút từ trong ca dao tục ngữ như: "Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư"). Những người theo quan điểm này, luôn áp đặt buộc con cái phải răm rắp nghe lời như một mệnh lệnh. Điều này khác biệt so với quan điểm giáo dục trẻ ở các nước phát triển - cha mẹ muốn con cái hợp tác với lời dạy của mình.
Vậy, để trẻ tự nguyện hợp tác, trước tiên phải dạy trẻ hiểu được quy luật nhân quả. Ví dụ, trẻ xô đổ chiếc quạt, phải giải thích cho trẻ hiểu vì trẻ tác động nên chiếc quạt mới đổ. Thử từ lúc bắt đầu nhận thức được sự vật nếu trẻ hiểu được nhân quả 7/10 câu thì trẻ đã hiểu được quy luật nhân quả. Từ đó, phụ huynh mới đề ra quy tắc thưởng phạt công bằng, đồng thời phải thuyết phục, thương lượng để trẻ tự giác thực hiện.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có 2 cách phạt trẻ không đòn roi rất hiệu quả đó là "góc bình yên" và "bảng điểm".
"Tôi đã áp dụng, khi trẻ có lỗi, phạt trẻ đứng vào góc bình yên từ 1 đến tối đa 15 phút tùy lỗi, nơi phạt phải nằm trong tầm mắt cha mẹ và phải thực hiện nghiêm túc. Theo cách phạt này, trẻ hiểu và quản lý cảm xúc giận dữ của cha mẹ. Đồng thời, áp dụng phương pháp tính bảng điểm, cả cha mẹ và con trẻ đều công bằng như nhau. Làm sao để cha mẹ làm gương giúp trẻ hiểu được nếu làm tốt sẽ có phần thưởng nho nhỏ để khích lệ con ngày một tốt hơn", chị Mai Oanh, phố Thái Hà, quận Đống Đa, TP Hà Nội - một trong nhiều phụ huynh áp dụng phương pháp này chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ý kiến chuyên gia, điều quan trọng là không đặt ra mục tiêu quá cao so với năng lực, cố gắng của trẻ. Và, đợi đến lúc trẻ đạt đến mốc đó mới có khen, thưởng, trẻ sẽ bỏ cuộc trước khi đến được với phần thưởng. Ví dụ, khả năng trẻ làm bài tập hôm nay chỉ 5 điểm, đặt mục tiêu nếu ngày mai trẻ lên 6, hoặc 7 điểm phải thực hiện khen thưởng ngay chứ không đợi đến 10 điểm (tất nhiên mức độ phần thưởng tăng dần theo chiều hướng tốt lên). Đồng thời, không nên so sánh trẻ với trẻ khác làm trẻ mất tự tin và ức chế. Làm như vậy trẻ sẽ được khích lệ ngay và cố gắng từng ngày.
Thông điệp mà Viện Đào tạo kỹ năng GS đưa ra tại "Kỷ luật không nước mắt", giáo dục là thay đổi tư duy của trẻ em, từ đó tư duy sẽ quyết định hành vi. Tuy vậy, theo các chuyên gia của GS, "công cuộc" giáo dục trẻ với kỷ luật không bạo lực đã, đang và sẽ gặp phải không ít khó khăn mà chính bản thân nhiều phụ huynh hiểu được vấn đề nhưng khó thực hiện. Thay đổi phương pháp giáo dục trẻ khó có thể làm trong ngày một ngày hai, bởi vậy, “kỷ luật không nước mắt” cần được xác định là một "cuộc chiến" mà người tham gia cam kết phải kiên trì và không bỏ cuộc. Như vậy, mới hy vọng có được một môi trường gia đình không bạo lực và nhìn rộng ra đó là một xã hội không bạo lực.
Theo Ths Liên, công thức khen có hiệu quả là: Con + hành động = giỏi quá, tốt quá (ví dụ: Con không xả rác - giỏi quá!). Còn nghệ thuật chê: Chủ ngữ không bao giờ là con mà chủ ngữ là hành động bị chê. (ví dụ: Đánh bạn - hư quá!). Nghĩa là, làm sao để trẻ hiểu chỉ có hành động xấu, mà trẻ không xấu - lên án, phê bình hành động chứ không phải con trẻ. Từ đó, trẻ sẽ tự hiểu hành động đánh bạn là sai và tự sửa chữa. |
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền