Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Triển khai Đề án Văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 -2025

Văn Thanh

Thứ tư, 06/10/2021 - 22:04

(Thanh tra) - Nhằm xây dựng thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, huyện vùng cao Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai Đề án Văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 -2025.

Huyện vùng cao Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa triển khai Đề án Văn hóa đọc giai đoạn 2021-2025. Ảnh minh họa: Hữu Quyết

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: Hiện nay công tác triển khai Đề án đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc. Huyện Quan Sơn đã liên hệ, đấu mối với Thư viện tỉnh Thanh Hóa vận chuyển nhiều số lượng sách về phân bổ cho thư viện các xã, thôn, bản đang thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn để đồng bào các dân tộc, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, học sinh, sinh viên đọc và tìm hiểu thêm những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình công tác, làm kinh tế, xây dựng bản sắc văn hóa, cách làm hay trong quá trình xây dựng NTM để áp dụng vào thực tế địa phương.

Thực hiện Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 -2025, định hướng 2030, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai Đề án đến tất cả các xã, thị trấn, thôn, bản, tổ chức thành phong trào nhằm xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng trong mọi tầng lớp nhân dân, công chức, viên chức, nhất là thanh niên, thiếu niên, học sinh. Từ đây, nhằm cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội, đẩy mạnh xã hội học tập, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kiến thức đọc vào thực tiễn ở địa phương.

Theo Đề án, phấn đấu trong quá trình thực hiện sẽ có 85% học sinh tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin tại thư viện huyện, thư viện cơ sở giáo dục; khoảng 20 - 25% đồng bào được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện cộng đồng, điểm bưu điện văn hóa xã,  cơ sở xuất bản, phát hành.

Về hoạt động thư viện, huyện Quan Sơn đang phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân sách 5 bản/người dân trong hệ thống thư viện cộng đồng, mỗi người dân trung bình đọc 4 cuốn sách/năm; lượt truy cập và sử dụng thông tin 200.000 lượt/năm. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư viện với vốn tài liệu phù hợp, đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó có cả phục vụ cho đối tượng là thiếu nhi và người khuyết tật.

Ngoài ra, huyện Quan Sơn sẽ từng bước đưa vào quản lý tốt tài liệu điện tử, phát huy việc khai thác, quản lý tài liệu dạng giấy truyền thống. Từng bước nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của đồng bào các dân tộc. Cải thiện môi trường và điều kiện đọc, thu hút được nhiều đối tượng người đọc đến sử dụng thư viện.

Chính quyền các cấp tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội tham gia hưởng ứng văn hóa đọc. Huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện, thông tin truyền thông đưa tin biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc, tôn vinh cho người có đóng góp tích cực trong công tác thư viện. Hàng năm tổ chức triển lãm sách chuyên đề, ngày hội đọc sách nhân các ngày lễ lớn của địa phương và đất nước.

Để hình thành thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc phù hợp với từng đối tượng, trong đó huyện Quan Sơn sẽ tập trung vào các tầng lớp là đồng bào các dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức.

Địa điểm đọc sách là các điểm bưu điện văn hóa xã, các tủ sách pháp luật của thôn, bản. Tổ chức các câu lạc bộ, các hội sách nhằm lôi cuốn, thu hút đồng bào các dân tộc tham gia đọc sách ngày một nhiều hơn, hình thành thói quen, khả năng đọc sách trong học sinh, góp phần xây dựng xã hội học tập và khơi dậy niền đam mê đọc sách đối với mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, huyện Quan Sơn còn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phát huy vai trò các doanh nghiệp và các cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh doanh bản phẩm đối với phát triển văn hóa đọc..

Chú trọng hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích sáng tác, xuất bản sách phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội. Xây dưng mô hình văn hóa đọc, ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi số và đổi mới các hoạt động thư viện, đảm bảo cung ứng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng, thu hút đông đảo đồng bào quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện. Phối hợp với các phòng, ban, địa phương xây dựng phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết thực hiện đời sống văn hóa” và chương trình xây dựng NTM.

Tăng cường tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia phối hợp triển khai có hiệu quả của các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, đẩy mạnh phát triển thư viện tư nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học, phục vụ nhu cầu học tập và tích lũy kiến thức của đồng bào.

Để Đề án ăn sâu vào các tầng lớp nhân dân, phát huy hiệu quả, huyện Quan Sơn đang chú trọng phát triển hệ thống thư viện huyện, trường học, phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân. Tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện, trong đó chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư viện huyện đến các trường học, đồn biên phòng, bưu điện văn hóa xã. Đẩy mạnh ứng dụng thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức nhanh chóng, thuận tiện. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ làm công tác thư viện các cấp, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm