Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 22/04/2015 - 06:38
(Thanh tra)- Anh Nguyễn Việt Bắc (31 tuổi, Hà Nội) quyết tâm chuyển nghề như “một duyên nợ” với những nương trà, đồi trà Tây Bắc. Từ giám đốc một công ty công nghệ trở thành một người nông dân thực thụ, anh đầu tư vốn và hướng dẫn bà con người Mông trồng trà, mong ước tạo ra trà thuần Việt. Câu chuyện nghề nghiệp còn đau đáu trong anh quá nhiều trăn trở.
Anh Bắc chia sẻ: "Mỗi nơi đặt chân đến tôi không nghĩ mình biết quá nhiều về trà so với những người khác nhưng với mỗi vùng trà, tôi hiểu sâu về nơi đó". Ảnh: Huyền Trang
+ Anh “bén duyên” với nghề làm trà bắt đầu như thế nào?
- Cách đây 4 năm, chuyến đi đầu tiên của tôi là đi chơi thôi, đi khảo sát vùng Tân Cương - Tà Xùa - Phú Thọ. Vùng tôi đi qua có những cây chè cằn cỗi, có cây bị mối mọt, gốc trắng xóa. Nếu là một người đi thu mua cây cổ thụ nhìn thì sẽ rất thích cây đó. Mỗi vùng một kiểu, vùng nào cũng có vấn đề. Những hình ảnh như thế ám ảnh tôi cả khi về. Cuối cùng, tôi quyết định sẽ làm cái gì đó. Bắt đầu như thế và nó cứ kéo mình đi, còn những công việc khác lùi hết về sau để làm việc này.
+ Trong quá trình hướng dẫn bà con có điều gì đặc biệt không anh?
- Trên Tà Xùa, Sơn La, bà con người Mông vẫn còn rất hồn nhiên, người Kinh lên chưa nhiều. Hướng dẫn họ các kỹ thuật mới là rất khó. Đơn giản như việc hái, phải hướng dẫn họ búp trà lớn lên chừng nào để có thể hái và hái như thế nào thì đúng. Chỉ một việc như vậy mà hướng dẫn có khi hàng năm trời không xong.
Ngay cả khi đã gần thành công, chỉ cần đơn vị nào đó lên thu mua, để cho nông dân hái kiểu gì cũng được, miễn là có lá chè. Vậy là, lại quay về con số không. Bà con cứ cầm rồi giật thì nó bong cả phần thịt của cành ra và bị gãy, không còn chỗ để mọc tiếp, để trồi ra dẫn đến cây bị kiệt quệ. Vì thế, sản lượng nhanh chóng suy giảm.
+ Công việc không đơn giản. Anh tự làm hay có ai trợ giúp?
- Mỗi vùng tôi sẽ lựa chọn một người. Người đó phải có đồ, phải có cây. Mình làm đến đâu thì dạy họ đến đó. Sau này, khi đã “đào tạo” họ theo đúng mong muốn của mình rồi thì thông qua họ đưa kỹ thuật và ý tưởng xuống đến bà con. Nếu có thêm điều gì mới thì sẽ tiếp tục cập nhật cho họ để họ lại tiếp tục làm việc được với bà con ở đó.
+ Trà của anh làm ra rất công phu. Phải chăng điều đó làm cho giá trà của anh luôn cao?
- 4 năm trước, khi tôi làm trà và bán 4,5triệu/kg, rất nhiều người chửi tôi điên vì trà Việt Nam làm gì có thứ trà nào đắt thế. Tôi bảo không mua tôi để tôi uống, tôi cho. Nhưng với công sức đó, phải giá như thế và trà Việt Nam xứng đáng như thế.
Sau 4 năm, các bạn lên Google tìm thì thấy đầy trà tiền triệu. Ở đâu cũng bán tiền triệu. Như thế là có sự dịch chuyển về giá trị rồi. Tôi tin là khi họ có thể bán ở mức giá cao và thị trường quen với việc trà đắt chứ không phải rẻ và họ sẵn sàng chi trả cho việc đó thì người nông dân sẽ có đủ điều kiện để “chơi” được với nghề. Ví dụ trà này 3,5 triệu/kg thì tôi có làm tốt nữa thì tôi vẫn không lỗ. Khi tự trọng nghề đủ lớn thì họ sẽ có xu hướng như thế, xu hướng tốt nữa...
+ Anh có nghĩ mình là người tiên phong về dịch chuyển giá cả thúc đẩy dịch chuyển về chất lượng không?
- Tôi không nghĩ thế, nhưng khổ nỗi tôi lại đang là cái người mà tôi không nghĩ đến. Vì đáng nhẽ việc đó đã phải hình thành từ rất lâu rồi. Tôi không tự hào về điều đó mà thấy… đau đớn về điều đó.
+ Ở Việt Nam có nhiều tổ chức hay các câu lạc bộ về trà, anh đã liên hệ để tìm sự chia sẻ, đồng cảm hoặc ai đó đã chủ động tìm tới anh chưa?
- Các khách hàng thân thiết của tôi thì nhiều và bằng chứng là các loại trà của tôi làm ra năm nào cũng hết và hầu như là thiếu. Tôi nghĩ đó là kết quả đương nhiên của một người làm nghề tử tế. Nhưng cái tôi mong muốn là tôi có những người đồng nghiệp, những người làm nghề giống tôi có thể chơi được với nhau. Điều này tôi vẫn đang tìm kiếm. Đúng là, khó một người làm nghề nào có thể ngồi với nhau để chia sẻ câu chuyện nhà nông!
+ Trong tương lai anh mong muốn điều gì?
- Tôi mong muốn là tôi không tạo ra sản phẩm cho tôi để thu hoạch hay mưu cầu lợi nhuận. Tôi muốn ở Việt Nam dần dà sẽ có những sản phẩm đặc trưng và của người dân tự làm ra được.
+ Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Huyền Trang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên