Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Trung
Thứ ba, 05/11/2024 - 15:00
(Thanh tra) - Từ 2021 đến nay, nhiều nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, liên tiếp các dự án về điện, đường và hỗ trợ sản xuất… được triển khai tại bản Hô Nậm Cản (xã Lay Lưa, thị xã Mường Lay) nhằm nâng cao đời sống người dân, tuy nhiên tình trạng hộ nghèo nơi đây vẫn khiến chính quyền địa phương trăn trở.
Người dân bản Hô Nậm Cản nhận nuôi giống gà H’Mông. Ảnh: Trang TTĐT thị xã Mường Lay
Hô Nậm Cản là 1 trong 57 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Điện Biên. Cuối năm 2020, cả bản Hô Nậm Cản có 64 hộ thì có đến 55 hộ nghèo; đường xá, điện lưới, nước hợp vệ sinh… chưa được đầu tư.
Năm 2021, tuyến đường nhựa từ trung tâm thị xã Mường Lay lên bản Hô Nậm Cản với tổng mức đầu tư 13,6 tỷ đồng chính thức được khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng.
Đầu năm 2023, khát khao mong chờ được sử dụng điện của bà con Hô Nậm Cản đã trở thành hiện thực khi hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư về bản.
Trong giai đoạn 2021 - 2024, liên tiếp các dự án đầu tư hạ tầng cũng như hỗ trợ sản xuất đã được đầu tư cho bản Hô Nậm Cản. Ngoài hệ thống điện lưới, đường giao thông, Hô Nậm Cản còn được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt; sửa chữa nhà sinh hoạt cộng đồng; hỗ trợ trồng cây dược liệu và phát triển chăn nuôi giống gà Mông… Tổng mức đầu tư các chương trình, dự án lên tới gần 24 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2022 - 2023, bản Hô Nậm Cản đã có 27 ngôi nhà đại đoàn kết được hoàn thành.
Có đường, có điện, nhà tạm nhà dột nát dần được xóa… đã làm thay đổi diện mạo của bản vùng cao Hô Nậm Cản.
Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất, cây, con giống mới tại xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay. Ảnh: Trang TTĐT thị xã Mường Lay
Những nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã mang đến niềm vui, và được kỳ vọng là động lực để người dân Hô Nậm Cản sớm thoát nghèo.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác giảm nghèo tại Hô Nậm Cản còn nhiều gian nan bởi hủ tục lạc hậu, ý chí vươn lên của người dân còn hạn chế, trong đó gia đình nào cũng rất đông con.
Thời điểm này cả bản Hô Nậm Cản có 74 hộ thì có đến 72 hộ… rất nhiều con. Nhà nào ít thì sinh 5 - 7 con, thậm chí có cặp vợ chồng năm nay 42 - 43 tuổi có đến 11 người con.
Việc sinh nhiều con đã và đang gây trở ngại cho công tác giảm nghèo, gây áp lực cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Theo Chủ tịch UBND xã Lay Nưa Mai Văn Tài, cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến xã đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động bà con nhân dân định canh, định cư, phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ về kỹ thuật, đầu tư con giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm; vận động nhân dân trồng rừng phòng hộ, cây dược liệu để tăng thu nhập cải thiện đời sống.
Tuy vậy, khó khăn vẫn còn nhiều vì nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng rất bấp bênh, vẫn thiếu tư liệu, thiếu đất sản xuất. Rào cản lớn nhất hiện nay khiến công tác giảm nghèo ở bản bị kìm hãm, trì trệ đó là tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn phổ biến./.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Uyên Phương
(Thanh tra) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đặt mục tiêu đến năm 2026 cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết hoặc mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định chung chung, không cụ thể, không rõ ràng; bãi bỏ 100% điều kiện đầu tư kinh doanh của các ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
Thái Hải
Trần Kiên
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Thu Huyền
Hoàng Long
Minh Tân
Phúc Anh
Uyên Phương
Quang Dân
Trọng Tài
Minh Tân
Đông Hà
Thu Huyền