Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 07/08/2019 - 16:08
Dự Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh người dân cần được trao cơ hội để phát huy hết năng lực của mình nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Dự Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia và phát động phong trào "Năng suất lao động quốc gia” trong toàn bộ nền kinh tế, tổ chức sáng 7/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh người dân cần được trao cơ hội để phát huy hết năng lực của mình nhằm đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động).
Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao động của Việt Nam 17,6 lần, 6,3 lần, 2,9 lần và 2,4 lần, thì đến năm 2018, khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần, 5,3 lần, 2,7 lần và 2,2 lần.
Chi tiết hơn, ngành khai khoáng có năng suất lao động cao nhất. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có năng suất lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động bình quân cao nhất với 5,2%/năm giai đoạn 2011-2018.
Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mức năng suất lao động rất thấp, thấp nhất trong các khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 38,9% năng suất lao động của toàn nền kinh tế.
Phân tích của Tổng cục Thống kê cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động ở Việt Nam là quy mô nền kinh tế còn nhỏ; quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tích cực nhưng còn chậm; máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng nguồn nhân lực hạn chế; trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn bất cập; khu vực doanh nghiệp chưa thực sự là động lực quyết định tăng trưởng năng suất lao động của nền kinh tế.
Tiềm lực trong mỗi người dân còn rất lớn
Phát biểu tại Hội nghị nghiên cứu chính sách ở tầm vĩ mô này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá năng suất lao động của Việt Nam hiện nay thấp hơn so với các nước vì có xuất phát điểm thấp. Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ "tiềm lực trong mỗi người dân còn rất lớn."
Nhìn nhận mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc độ tăng cao hơn, Thủ tướng viện dẫn tốc độ tăng năng suất lao động năm sau đều cao hơn năm trước do nhiều cải cách đổi mới rất tích cực.
"Nếu chúng ta có thể tăng tốc lao động lên gấp đôi thì khoảng cách mức sống của Việt Nam sẽ rút ngắn hơn nữa. Nhiệm vụ này không phải không khả thi khi so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong những năm qua," Thủ tướng nói.
Trên cơ sở các kết quả thống kê và các công bố khảo sát của các tổ chức quốc tế uy tín, Thủ tướng phân tích cơ cấu lao động của Việt Nam nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng quá cao. Qua tổ chức lại sản xuất, lao động nông nghiệp chỉ chiếm 37%. Đây là một tiến bộ rất lớn nhưng vẫn là con số cao vì nhiều nước chỉ còn ở mức 2-3%. Đây là một nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp.
Yêu cầu cần nhận thức rõ vấn đề này để truyền thông, qua đó tạo niềm tin trong xã hội, Thủ tướng khẳng định "chưa bao giờ 30 năm đổi mới, chúng ta duy trì được tăng trưởng cao như vậy, đời sống người dân ngày càng cải thiện tích cực."
Chỉ ra những điểm nghẽn khiến năng suất nói chung và năng suất lao động Việt Nam chưa tăng như kỳ vọng, Thủ tướng cho rằng đó là thể chế kinh tế, quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường đặc biệt là thị trường lao động, giá cả... đặc biệt là tiền lương chưa vận hành theo cơ chế thị trường.
Trình độ kỹ năng nguồn nhân lực còn thấp. Giáo dục thiếu hụt nguồn lao động kỹ năng cao đặc biệt là các kỹ năng công nghệ mới, công nghệ 4.0. Nền tảng khoa học công nghệ chưa cao, nhất là phương diện đầu tư là ứng dụng công nghệ. Động cơ sáng tạo đổi mới còn thiếu và yếu...
Trao cơ hội để người dân phát huy hết năng lực
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đưa ra 6 định hướng lớn để cải cách thúc đẩy tăng năng suất lao động tại Việt Nam.
Đầu tiên là cải cách thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, cạnh tranh quốc gia. Cùng với đó là tiếp tục thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động sang công nghiệp dịch vụ đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, từ giá trị gia tăng thấp sang giá trị gia tăng cao hơn. Cải cách khu vực tài chính ngân hàng để đảm bảo cung cấp cho khu vực có năng suất cao hơn.
Định hướng nữa là cải cách nhanh hơn khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và khu vực khác như hợp tác xã để trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là khu vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
"Ở Việt Nam tư duy phải thay đổi," Thủ tướng nói và lưu ý nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là giám sát quản lý vốn mà phải là nâng cao hiệu quả quản trị.
Bên cạnh đó là tiếp tục thu hút FDI mạnh mẽ nhưng có chọn lọc, ưu tiên dự án có hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, có sức lan tỏa và mang lại giá trị gia tăng cao để góp phần đưa nâng suất lao động cao hơn; đồng thời kết hợp giữa FDI với doanh nghiệp trong nước để chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hơn.
Định hướng cuối cùng là không ngừng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; tham gia vào dòng chảy thương mại kinh tế quốc tế để biến dòng chảy này thành lực đẩy cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thể chế
Tại Hội nghị, cùng với 6 định hướng lớn, Thủ tướng cũng nêu 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cụ thể hóa những định hướng này nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng năng suất lao động.
Nhiệm vụ hàng đầu là thúc đẩy cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thể chế để mọi nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực có thể huy động phân bổ và sử dụng có hiệu quả nhất; tập trung cải thiện tính hiệu quả của thị trường lao động cả phía cung và phía cầu; đảm bảo mọi người dân, doanh nghiệp đều tham gia vào thị trường lao động với chi phí giao dịch thấp nhất, người lao động tìm được việc làm phù hợp phát huy tối đa năng lực của mình.
Thủ tướng cũng đề nghị thiết lập cơ chế khuyến khích đủ mạnh để thu hút những tài năng cả trong và ngoài nước đặc biệt các chuyên gia, du học sinh.
"Một người lo bằng kho người làm," Thủ tướng nhắc đến câu nói này để minh họa cho việc tăng năng suất với ý nghĩa người tài có thể giải quyết được nhiều vấn đề về năng suất thông qua các sáng kiến, ý tưởng mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tại hội nghị. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ xây dựng cơ chế cán bộ mở trong cơ quan Nhà nước để thu hút người giỏi, tài năng. Đi liền với đó là nâng cao chất lượng giáo dục, định hướng ưu tiên đào tạo tài năng, kỹ năng mới; coi đây là quốc sách hàng đầu của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới, có thể phát huy được năng lực. Do đó, đầu tư cho khoa học công nghệ cũng là một trong những chính sách cần ưu tiên, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, các địa phương, các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm để đưa năng suất lao động Việt Nam phát triển, đặc biệt là xây dựng chính sách. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ thể chế hóa cuộc họp này để xây dựng văn bản pháp luật trong vòng nửa tháng nữa trình Thủ tướng xem xét, ban hành làm cơ sở cho các cấp, các ngành triển khai.
Phát động phong trào năng suất lao động quốc gia
Tại Hội nghị, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức phát động phong trào năng suất lao động quốc gia và khẳng định Thủ tướng Chính phủ sẽ luôn đồng hành và mong các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp nỗ lực, cố gắng hơn nữa, chủ động tham gia tích cực đồng bộ quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp để tăng năng suất lao động.
Thủ tướng nhấn mạnh nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chung tay của các cấp các ngành, của toàn xã hội đặc biệt là vai trò tiên của cả cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân, đội ngũ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý.
Đi liền với đó là huy động kết nối nguồn lực trong và ngoài nước trên nền tảng giá trị văn hóa con người Việt Nam gắn với tri thức và khoa học công nghệ./.
Theo Quang Vũ/TTXVN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024(Thanh tra) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, chiều 13/12/2024, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Đặng Khánh Toàn đã đi thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công với cách mạng ở thành phố Nam Định và huyện Nam Trực.
Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024N. Phê
10:24 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý