Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thứ trưởng Giao thông: Giữ BOT Cai Lậy, giảm giá thu phí là tối ưu

Thứ năm, 03/05/2018 - 21:21

(Thanh tra)- So sánh các phương án, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, phương án giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy và giảm giá thu phí là phương án tối ưu trong điều kiện hiện tại.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vân tải Nguyễn Ngọc Đông

Chiều 3/5, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2018, báo chí đã đặt câu hỏi về việc lựa chọn phương án cho trạm thu giá BOT Cai Lậy.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 5 phương án khác nhau, có phân tích những ưu điểm và hạn chế của từng phương án, lượng hóa giá trị, thời gian thu phí bao lâu...

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ có chủ trì họp thường trực Chính phủ ngày 23/4 vừa rồi, kết luận đánh giá cao các phương án cùng phân tích kỹ lưỡng của Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Tiền Giang, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác trong quản lý thu phí thời gian qua.

Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chủ trì với UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể và quyết định 1 trong 2 phương án mà Bộ đã trình.

Phương án 1 là giữ nguyên trạm hiện tại và giảm mức thu rất cao, từ 35.000 đồng xuống còn 15.000 đồng đối với xe con. Đây là phương án ưu việt nhất trong bối cảnh hiện tại, ít xáo trộn nhất đến việc tổ chức giao thông trong nội đô của Cai Lậy và ít tác động tiêu cực tới việc ô nhiễm môi trường ở khu đô thị đó, trong đó có việc cải tạo Quốc lộ 1.

Phương án 2 là đặt thêm 1 trạm nữa trên đường tránh và song song thu phí 2 trạm này, khi hoàn vốn cho Quốc lộ 1 thì dỡ trạm trên Quốc lộ 1 và khi hoàn vốn trên đường tránh thì sẽ dỡ bỏ toàn bộ dự án.

Thứ trưởng Đông cho biết, sau khi so sánh 2 phương án thì thấy phương án 1 là ưu việt.

"Đây được đánh giá là phương án tối ưu trong bối cảnh hiện tại, vì nó ít tác động nhất đến việc tổ chức giao thông trong nội đô của thị xã Cai Lậy, ít tác động tiêu cực về ô nhiễm môi trường", lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định.

Theo Thứ trưởng Đông, với phương án 2, sẽ phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng trạm thu giá ở vị trí mới, từ đó chi phí thu sẽ tăng lên, kéo dài thời gian thu phí và ảnh hưởng tới người dân.

"Trên cơ sở kết luận của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện chỉ đạo, tiếp tục triển khai, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Tiền Giang để tính toán chi tiết các vấn đề đặt ra, làm tốt công tác truyền thông. Khi Chính phủ quyết định thời gian cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến người dân", Thứ trưởng Bộ GTVT cho hay.

Vừa rồi, TP Hà Nội xin cơ chế đặc thù để giữ lại nguồn thu xây dựng 3 tuyến đường sắt trên cao.

“Xin cho biết ý kiến của Chính phủ về vấn đề này thế nào?”, báo chí hỏi.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay, hiện nay vấn đề quy hoach đô thị, sắp xếp trật tự đô thị, giảm tải ùn tắc giao thông, đặc biệt của TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được Chính phủ cũng như chính quyền các cấp quan tâm, có nhiều giải pháp quyết liệt về bố trí phân bổ vốn, huy động nguồn lực xã hội hoá…

Ngày 3/5, Chính phủ đã nghe TP Hồ Chí Minh và Bộ Kế hoạch Đầu tư (KH&ĐT) là cơ quan thẩm định báo cáo về 2 tuyến đường sắt điều chỉnh mức đầu tư tại TP Hồ Chí Minh.

“Còn TP Hà Nội theo chương trình sẽ báo cáo Chính phủ về tuyến đường sắt số 2 từ Nam Thăng Long về phố Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên, TP Hà Nội chưa hoàn thiện các thủ tục và Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thẩm định dự án thì chưa nhận được đủ hồ sơ. Do đó, Chính phủ chưa có điều kiện xem xét việc này”, Bộ trưởng cho biết.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đây là công việc quan trọng trong giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng, vấn đề tập trung tại các TP. Hiện TP Hà Nội đang tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ báo các cơ quan chức năng, các thông tin cơ chế huy động nguồn lực, để chính quyền các cấp thẩm định. Từ đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương, Quốc hội.

“Ngay khi có đầy đủ các thông tin chính thức chúng tôi cũng sẽ báo cáo đầy đủ”, ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Hương Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm