Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tập trung gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động khó khăn trong đại dịch Covid-19

Xuân Thống

Thứ sáu, 08/10/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về triển khai gói hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, mặc dù Nghệ An đã và đang triển khai, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại và khó khăn.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hưng Nguyên ký kết các gói hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Xuân Thống

Chính sách “tiếp sức” trong đại dịch

Tỉnh Nghệ An đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Với gói hỗ trợ này, lần đầu tiên nhiều đối tượng lao động được nhận hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước.

Tại huyện Hưng Nguyên, thực hiện các chính sách trên, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và tích cực, chủ động phối hợp các phòng, ban, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, xã... nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng đến các doanh nghiệp trên địa bàn. Niêm yết công khai chính sách của Chính phủ, các quy định của ngành tại điểm giao dịch xã. Đồng thời phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp, huyện đã in ấn tờ rơi gửi cho UBND và các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác cấp xã để chuyển đến các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời thông tin qua tin nhắn, zalo, email và điện thoại cho các doanh nghiệp; thường xuyên bám sát các đơn vị cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Theo đại diện Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, qua rà soát nhu cầu vay vốn tại  251/261 doanh nghiệp trên địa bàn huyện, có 249 doanh nghiệp không có nhu cầu vay, có 2 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để trả lương ngừng việc. Đến ngày 24/9/2021, đơn vị đã hoàn tất hồ sơ và giải ngân vốn để trả lương ngừng việc cho 2 doanh nghiệp, tổng số tiền đề nghị giải ngân 106.330.000 đồng/28 lao động được hỗ trợ.

Tại TP Vinh, mặc dù là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng trong các đợt dịch, trong khi thành phố phải kích hoạt nhiệm vụ phòng, chống dịch trong điều kiện yêu cầu rất cao, nhưng thành phố cũng đã chủ động, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn cũng như tiếp nhận, thẩm tra, đề xuất với tỉnh hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo bà Trần Thị Cẩm Tú, Phó Chủ tịch UBND huyện, thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23, thành phố đã hướng dẫn cho hơn 100 doanh nghiệp, trong đó đã tiếp nhận hồ sơ của 75 doanh nghiệp với 872 lao động tạm hoãn hợp đồng hoặc ngừng việc đủ điều kiện. Trên cơ sở tiếp nhận, thành phố đã thẩm định, phê duyệt, trình Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) danh sách 199 lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động tại 35 doanh nghiệp.

Theo thống kê của Sở LĐTB&XH Nghệ An, đến ngày 30/8/2021, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện được 10/12 chính sách. Sở đã thẩm định để trình UBND tỉnh với tổng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ là 1.951 người và tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ là gần 3,7 tỷ đồng. Trong số đó, UBND tỉnh đã ban hành quyết định hỗ trợ 3 đợt cho 202 người, kinh phí phê duyệt là hơn 420 triệu đồng.

Người lao động, doanh nghiệp làm thủ tục hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng dịch bệnh. Ảnh: Xuân Thống

Còn những khó khăn, vướng mắc

Để cụ thể hóa thực hiện các chính sách từ Nghị quyết 68 và Quyết định 23, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 386 và Quyết định 22 về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do dịch Covid-19, cùng với các quyết định về các biện pháp, quy trình rút ngắn thủ tục hành chính, tăng cường triển khai thực hiện thông qua các dịch vụ công trực tuyến, bưu điện... UBND tỉnh và Sở LĐTB&XH cũng đã ban hành một số công văn đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các hộ kinh doanh, người lao động tự do đang còn chậm, tạo ra nhiều luồng thông tin trong dư luận.

Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, tiến độ triển khai chính sách như hiện nay chưa đảm bảo đúng tinh thần cấp bách “một miếng khi đói, bằng một gói khi no”, bởi trong các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ thì phần lớn là công nhân, hộ kinh doanh, người lao động tự do có cuộc sống khá khó khăn, là đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất.

Bà Hồ Thị Châu Loan, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho hay, khó khăn lớn nhất là dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó, nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong thời gian dài, nhiều đợt. Do đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 với mục tiêu được đặt lên cao nhất, trên hết, trước hết là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân nên việc triển khai còn chậm.

Theo bà Loan, chính sách đã có và thời gian thực hiện chính sách không bị bó hẹp, cho nên các đối tượng trong diện được hỗ trợ nếu đủ điều kiện thì đều được hỗ trợ. Để đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ các đối tượng, các địa phương cần nâng cao trách nhiệm và quyết liệt thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa tập trung rà soát, thẩm định, trình tỉnh để thực hiện với quan điểm hỗ trợ tối đa nhất, kịp thời nhất cho các đối tượng đủ điều kiện được thụ hưởng.

Tại Công văn 6501 ngày 6/9/2021 của UBND tỉnh về việc đốc thúc thực hiện cũng thừa nhận là công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 trên địa bàn tỉnh áp dụng vẫn còn chậm. “Vẫn còn một số sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai chưa nhanh, chưa chủ động bám sát nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo Kế hoạch 386; việc triển khai chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Quyết định 22 của UBND tỉnh còn rất chậm; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo hàng ngày chưa kịp thời...”.

Việc triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là lao động tự do, hộ kinh doanh lúc này là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa giải quyết vấn đề cấp bách về cuộc sống, an sinh xã hội của người dân; đồng thời tạo đồng thuận của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ các cấp. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần có giải pháp vào cuộc tích cực hơn, khẩn trương thực hiện gói hỗ trợ, các cấp, các ngành, các địa phương cũng cần tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” để hỗ trợ người dân khó khăn do dịch Covid-19.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

Lào Cai: Khánh thành 40 căn nhà nơi vùng lũ Làng Nủ

(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.

Nam Dũng

14:11 15/12/2024
Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm