Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng tốc nâng mức độ hài lòng của người dân

Thứ bảy, 10/10/2015 - 06:35

(Thanh tra)- Liên tục tăng hạng về chỉ số cải cách hành chính (CCHC), vươn lên 1 trong 3 địa phương có chỉ số CCHC cao nhất toàn quốc; thiết lập “bộ lọc đầu vào”, xử cán bộ sai phạm không “vùng cấm”… đã minh chứng cho sự chủ động, quyết tâm của Hà Nội để người dân, doanh nghiệp hài lòng, đặt niềm tin…

CCHC của Hà Nội được người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước đánh giá cao. Ảnh: Thảo Nguyên

Giảm phiền hà

Trước năm 2010, công tác CCHC Thủ đô Hà Nội tồn tại không ít vấn đề. Nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thì chồng chéo, trùng lắp, “bệnh” nhũng nhiễu, quan liêu, hội họp, lãng phí… khiến người dân, doanh nghiệp bức xúc, “than giời”. Hiện nay, Hà Nội luôn được Trung ương đánh giá cao về cải cách thủ tục.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Ngô Anh Tuấn, những sáng kiến trong CCHC của Hà Nội cũng luôn được Bộ Nội vụ ghi nhận, đánh giá cao. Sau 1 năm thực hiện thí điểm sáng kiến theo cơ chế một cửa và khai trương Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội và Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội, thời gian, thủ tục thực hiện dịch vụ công được rút ngắn rất nhiều. Chỉ số hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ công đều tăng ở cả 2 đơn vị.

Ngay trong lĩnh vực đất đai từng xếp thứ hạng thấp về sự hài lòng của người dân cũng có chuyển biến tích cực. Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Nguyễn Hữu Nghĩa khẳng định, Hà Nội đã cắt giảm thủ tục đến mức tối đa. Thời gian thực hiện cũng được “rút” ngắn. Đâu đó có tiếng “kêu” về dịch vụ công, thủ tục, thời gian... chỉ là những vụ rất cá biệt với nhiều lý do khác nhau.

Kết quả điều tra xã hội học cho thấy, Hà Nội được người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước cảm nhận, đánh giá cao, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành, đồng thời có sự cải thiện điểm hơn so với năm 2013. Mức độ phù hợp với tình hình thực tế của văn bản quy phạm pháp luật, tính khả thi và tính hiệu quả của văn bản quy phạm do TP ban hành được người dân, tổ chức hài lòng hơn.

Thiết lập “bộ lọc đầu vào”, xử cán bộ sai phạm không “vùng cấm”

Không chỉ vậy, công tác cán bộ cũng tạo được bước đột phá. Hà Nội đã xây dựng hệ thống "bộ lọc đầu vào", cải tiến công tác thi tuyển ngày càng chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, khách quan để lựa chọn công chức, viên chức có đủ “tâm, tài”. Cùng với bộ “lọc đầu vào”, những vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn được đặt ra.

Tại Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở và cấp trên cơ sở vừa qua, một số Đại hội có biểu hiện cục bộ, địa phương, không bầu cho cán bộ luân chuyển, không bầu cho người khác họ, khác xã... như vụ “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức khiến dư luận “dậy sóng”. Ngay khi nhận được thông tin, Ban Thường vụ Thành uỷ đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ, yêu cầu huyện Mỹ Đức khắc phục, đồng thời nghiêm túc kiểm điểm việc điều động, bố trí cán bộ, gây tư tưởng chưa tốt cho cán bộ đảng viên; xử lý lại chưa kịp thời.

Hiện nay, Hà Nội đang tiếp tục chỉ đạo Công an TP điều tra làm rõ đến cùng để trả lời câu hỏi "có hay không việc "bôi trơn" làm giấy tờ nhà như phản ánh của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương" và "có hay không việc "chạy" viên chức giáo dục tại Sóc Sơn" để sớm trả lời công luận, tránh tình trạng thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến phong trào chung của Thủ đô.

Quan điểm của Hà Nội là không dung túng sai phạm, xử lý nghiêm khắc, đúng người, đúng việc trên tinh thần dân chủ, khách quan, nghiêm túc, không nể nang, bao che hay có “vùng cấm”. Trung bình mỗi năm, ủy ban kiểm tra các cấp TP qua kiểm tra, giám sát cũng thi hành kỷ luật khoảng 1.000 đảng viên.

Tiếp tục cải cách để phục vụ người dân

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn khẳng định, CCHC là nhu cầu nội tại bắt buộc, nếu không sẽ không thể nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Không nâng cao được chất lượng phục vụ thì không thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

“Muốn làm cải cách là phải quyết tâm, quyết liệt, tâm huyết, làm bằng tấm lòng chứ không chỉ làm hết trách nhiệm, cho tròn vai”, ông Sơn nhấn mạnh và cho biết trong thời gian tới, TP sẽ nhân rộng thực hiện đề án theo cơ chế một cửa với các lĩnh vực an sinh bức xúc như giáo dục, y tế, hỏa táng của TP.

Đặc biệt, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; nâng cao năng lực, nhận thức, thái độ ứng xử văn minh của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ…

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

Người dùng cần làm gì để tránh bị khóa SIM di động?

(Thanh tra) - Những ngày cuối năm 2024, thông tin về hàng triệu người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa hoặc mất số khiến không ít người hoang mang lo lắng. Vậy trong trường hợp nào, SIM sẽ bị khóa, số bị thu hồi và người dùng cần làm những gì để tránh rơi vào các trường hợp này?

Hoàng Nam

09:11 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm