Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường gắn kết giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động

Thứ hai, 21/12/2020 - 10:00

Gắn kết với doanh nghiệp là một trong 3 đột phá để đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN

Đào tạo nghề gắn với thị trường. Ảnh minh họa (nguồn internet)

Năm 2020, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã trình Bộ trình Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy định quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đào tạo nhằm thu hút nguồn lực đầu tư vào GDNN; tham mưu cho Bộ có văn bản gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố để chỉ đạo, tăng cường hoạt động gắn kết GDNN với doanh nghiệp; ban hành Kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động gắn kết doanh nghiệp hàng năm; chủ động hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện gắn kết với các doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực GDNN để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư; sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đào tạo; khuyến khích doanh nghiệp tham gia GDNN (Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020).

Kiện toàn Tổ công tác gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững. Điều phối, thúc đẩy các dự án nước ngoài tư vấn, hỗ trợ các hoạt động có liên quan đến gắn kết doanh nghiệp (Hội đồng Anh, Worldbank, Canada, GIZ, Đan Mạch, Úc...) đề xuất các giải pháp về gắn kết hiệu quả giữa nhà trường và doanh nghiệp. Thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng ngành trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp; thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong GDNN. Mở rộng thực hiện cơ chế dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN. Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đều có thiết kế nội dung hợp tác với doanh nghiệp, xây dựng quan hệ trường - ngành.

Giai đoạn 2016-2020 đã thúc đẩy, ký kết các chương trình hợp tác với VCCI,  các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, tổng công ty lớn (Samsung, Denso, Vingroup, Trung Nguyên, FLC, Vietjet, Sun Group, BIM, BPO Mắt Bão... ) làm cơ sở cho các cơ sở GDNN thúc đẩy tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp. Tại Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam”, đã có 30 tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tham gia ký kết, hợp tác trong các hoạt động GDNN, cùng nhau đào tạo và cung ứng hàng trăm ngàn lao động. Đồng thời, tăng cường phối hợp triển khai các hoạt động gắn kết cơ sở GDNN với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tổ chức diễn đàn và chuỗi các hoạt động về đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn một số địa phương.

Việc tổ chức thành công Diễn đàn Quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” đưa ra thông điệp về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động GDNN, chuyển mạnh theo hướng đào tạo nghề nghiệp gắn với doanh nghiêp, theo đơn đặt hàng và thị trường lao động, đẩy mạnh truyền thông, quảng bá về vị trí, vai trò của GDNN đối với xã hội, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tiếp tục tăng quy mô và nâng cao chất lượng GDNN.

Các cơ sở GDNN cũng đã chủ động thực hiện tốt nội dung gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, với thị trường lao động thông qua việc ký kết hợp tác song phương nhà trường - doanh nghiệp để thực hiện tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp. Nhiều trường cũng đã tổ chức ngày hội giới thiệu việc làm cho người học, cam kết giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp, sẵn sàng hoàn trả lại học phí nếu người học không có được việc làm với mức thu nhập thỏa đáng sau khi tốt nghiệp. Tại một số cơ sở GDNN có uy tín về chất lượng đào tạo, có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp thì tỷ lệ người học tốt nghiệp CĐ và TC có việc làm ngay ở mức cao, có những nghề tại nhiều trường tỷ lệ có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 100%[1].

Công tác khởi nghiệp trong GDNN được chú trọng, nhiều hoạt động tạo sân chơi cho học sinh, sinh viên GDNN tham gia khởi nghiệp được tổ chức. Nội dung khởi nghiệp sáng tạo được đưa vào chương trình giảng dạy; thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở GDNN. Đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trong lĩnh vực GDNN. Năm 2020, đã tổ chức thành công Ngày hội khởi nghiệp quốc gia trong học sinh sinh viên GDNN, góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp trong hệ thống GDNN, được lãnh đạo Chính phủ đánh giá cao.

Liên Liên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm