Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/09/2021 - 06:36
(Thanh tra)- Để có thể đối mặt với đại dịch, Tân Hiệp Phát đã phải giải được ba bài toán lớn liên quan đến kinh doanh, vận hành và cải tiến liên tục.
Lãnh đạo Tân Hiệp Phát kiểm tra điều kiện sinh hoạt của công nhân 3T
May mắn là doanh nghiệp sản xuất một trong những mặt hàng thiết yếu, được phép sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ (3T), tuy nhiên, các kênh phân phối, vận chuyển hàng hóa và chuỗi cung ứng của Tân Hiệp Phát đã chịu tác động rất lớn bởi đại dịch Covid-19.
Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, vấn đề lớn nằm ở việc các đối tác của Tân Hiệp Phát không được xếp vào nhóm hàng thiết yếu.
“Còn được mua bán là còn may mắn, có thể gọi là trong nguy có cơ. Nhưng làm sao vận chuyển được, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu các doanh nghiệp khác đóng cửa”, bà Phương nói.
Chẳng hạn, lĩnh vực sửa chữa máy móc không phải là ngành hàng thiết yếu nhưng nếu máy móc của doanh nghiệp bị hỏng mà không được sửa chữa kịp thời thì dù là doanh nghiệp 3T cũng không làm gì được, chuỗi sản xuất sẽ bị đứt gãy.
Trong khi đó, các lệnh giãn cách và hạn chế đi lại cũng khiến chi phí vận chuyển tăng cao, dòng lợi nhuận của các kênh phân phối bị ảnh hưởng. Nếu kéo dài, các công ty sản xuất sẽ có nguy cơ mất đi kênh phân phối, đồng nghĩa với việc mất đi khách hàng.
Bà Phương cho biết, giải pháp cho toàn bộ hệ thống không chỉ nằm ở việc bán hàng trực tuyến vì giải pháp này không đủ cho trung và dài hạn, Tân Hiệp Phát lựa chọn duy trì hỗ trợ giá và khuyến mãi cho các kênh phân phối. Giải pháp này giúp các đại lý đưa sản phẩm với giá tốt nhất tới tay người tiêu dùng, đồng thời giữ được lợi nhuận.
Khó khăn thứ hai liên quan đến vấn đề vận hành. Nỗ lực duy trì sản xuất theo mô hình 3T là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp, không riêng gì Tân Hiệp Phát. Trong đó, nỗi lo lớn nhất liên quan đến yếu tố kỷ luật và tâm lý của người lao động.
Bà Phương cho biết, Tân Hiệp Phát hiện có hơn 1.000 lao động đang làm việc theo mô hình 3T suốt hơn hai tháng nay. Vấn đề an toàn sức khoẻ được đảm bảo nhưng sau một tháng, các hoạt động cho người lao động giải trí, thư giãn đã bắt đầu trở thành một trong những điểm cần lưu ý khi tinh thần của họ đi xuống.
Nhiều người lao động muốn rời nhà máy để về nhà vì quá nhớ gia đình. Đó là điều dễ hiểu và thông cảm. Để giữ vững tinh thần của người lao động, Tân Hiệp Phát đã tổ chức rất nhiều hoạt động kết nối người lao động, đồng thời tuyên truyền cho tất cả mọi người về tình hình dịch bệnh ở bên ngoài, và những chính sách đảm bảo an toàn cho người lao động.
“Duy trì truyền thông hàng ngày là rất quan trọng”, bà Phương nói.
Con người luôn được xem là yếu tố then chốt trong doanh nghiệp, vì vậy, liên tục xác định và bổ sung cho người lao động những năng lực cần có trong giai đoạn mới để có thể thích ứng với đại dịch là bài toán quan trọng được ban lãnh đạo Tân Hiệp Phát chú trọng.
Nhằm “sống chung” với đại dịch Covid-19, Tân Hiệp Phát đã nỗ lực cải tiến quy trình để có thể duy trì các điểm kiểm soát nhưng vẫn thanh toán đúng hạn cho các nhà cung ứng của tập đoàn.
Bà Phương cho rằng, nhiều vấn đề cần phải giải quyết hàng ngày để đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn nhưng vẫn phải kiểm soát, không để vỡ trong trung và dài hạn.
Vấn đề thứ ba liên quan đến câu chuyện cải tiến liên tục trong doanh nghiệp. Tân Hiệp Phát yêu cầu người lao động khi ra ngoài phải sử dụng nón Vihelm. Chiếc nón này cảnh báo người lao động không đưa tay lên mắt mũi.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn đang nghiên cứu thêm vòng đeo tay, vừa giúp đo thân nhiệt, vừa giúp truy vết nhanh.
Hiện nay, nhiều đơn vị đặt ra vấn đề không thể truy vết các ca F0. Có trường hợp chỉ sau 3 - 7 ngày phát hiện ca F0 đầu tiên đã tăng lên 200 ca nhiễm. Chính vì vậy, Tân Hiệp Phát thử nghiệm vòng đeo tay truy vết, vừa tăng cường công tác quản lý, vừa mang yếu tố đề cao giá trị an toàn cho người lao động.
Linh hoạt và sáng tạo, theo lãnh đạo Tân Hiệp Phát, chính là cách thích ứng tốt nhất để vượt qua thách thức đại dịch.
Đối với xu thế tiêu dùng mới, người tiêu dùng đang tìm kiếm hình thức bán lẻ không cần tiếp xúc. Do đó, giao dịch trên sàn thương mại điện tử và không dùng tiền mặt sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trong đó mua sắm qua livestream có cơ hội phát triển nhiều hơn.
TV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền