Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Phê
Thứ sáu, 19/03/2021 - 07:00
(Thanh tra) - Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng. Bên cạnh việc xâm lấn và tàn phá hàng chục ngàn ha rừng phòng hộ, còn tiếp diễn nhiều vụ phá rừng nguyên sinh với quy mô lớn trước sự bất lực của lực lượng chức năng…
Nhiều cây gỗ to thuộc rừng Đăk Lăk bị cưa hạ không thương tiếc. Ảnh: N.P
Tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2020 của tỉnh Đăk Lăk tổ chức vào cuối tháng 2 vừa qua, Công an tỉnh Đăk Lăk cho hay, đang mở rộng điều tra các sai phạm liên quan đến việc để mất hơn 22.000 ha rừng, đất rừng tại 4 công ty lâm nghiệp ở huyện Ea Súp.
Theo đó, trong vòng 10 năm (từ 2006 - 2016), tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cư Mlan (Công ty Cư Mlan), Công ty Rừng Xanh, Công ty Ia Lốp và Công ty Ia Mơ đã buông lỏng trách nhiệm quản lý để mất hơn 22.000 ha rừng. Trong đó, Công ty Cư Mlan mất hơn 10.500 ha; Công ty Rừng Xanh mất hơn 2.270 ha; về sau, 2 công ty trên sáp nhập thành Công ty TNHH Chế biến thực phẩm và lâm nghiệp Đăk Lăk và tiếp tục để mất gần 1.000 ha rừng.
Còn theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Đăk Lăk, các công ty lâm nghiệp trên địa bàn đã để gần 20.000 ha rừng. Bên cạnh đó, hơn 25.500 ha đất do các công ty lâm nghiệp giao về cho địa phương quản lý cũng bị mất gần hết.
Điển hình: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chư Phả (huyện Ea Hleo) mất hơn 14.500 ha; Công ty Lâm nghiệp MĐrắk, huyện Mđrắk mất hơn 7.400 ha; Công ty Lâm nghiệp Ea Kar, huyện Ea Kar mất gần 3.000 ha rừng…
Tính đến cuối năm 2020, Đăk Lăk có hơn 50.000 ha rừng đã bị tàn phá, xâm chiếm. Trong đó, có 19.950 ha diện tích rừng, đất rừng của công ty lâm nghiệp bị mất, 5.400 ha đất rừng giao về các dự án nông - lâm nghiệp và hơn khoảng 25.450 ha đất rừng do UBND cấp xã quản lý cũng bị “bốc hơi”.
Trên thực tế, còn có những cánh rừng quý hiếm thuộc các Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn Đăk Lăk cũng tiếp tục bị lâm tặc tàn phá không thương tiếc; vốn rừng ngày bị thu hẹp dần.
Đại diện Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đăk Lăk cho biết, đang mở rộng điều tra vụ án thiếu trách nhiệm để mất hàng chục ngàn ha rừng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar (Cty Ea Kar, huyện Ea Kar).
Đây là những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về rừng, nhưng chưa xử lý dứt điểm và chưa ai chịu trách nhiệm. Công an tỉnh đang tập trung thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định trữ lượng gỗ bị thiệt hại. Sau đó, sẽ khám nghiệm hiện trường, xác định trữ lượng gỗ thiệt hại để thụ lý, điều tra, xử lý những người liên quan ở Công ty Ea Kar theo quy định của pháp luật.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án phá rừng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty Ea Kar. Trong giai đoạn điều tra ban đầu, Công an tỉnh mật phục, bắt được 5 đối tượng trực tiếp phá 302 ha rừng thuộc lâm phần quản lý của công ty này; với khối lượng gỗ bị thiệt hại khoảng 28.000m3 gỗ các loại, trị giá 29 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồng Mạnh, nguyên Giám đốc Công ty Ea Kar và 8 cán bộ dưới quyền về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, đang tiến hành các bước xác minh tin báo sai phạm tại Công ty Cư M’lan, Công ty Rừng Xanh, Công ty Ia Lốp và Công ty Ia Mơr. Do tính chất nghiêm trọng, quy mô phá rừng lớn, công khai nên các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện đang vào cuộc quyết liệt để làm rõ.
Mới đây nhất, vào giữa tháng 3/2021, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk đang củng cố hồ sơ, chứng cứ để khởi tố vụ phá rừng quy mô lớn tại Buôn Tul (xã Yang Mao, Krông Bông).
Trước đó, người dân phát hiện và báo tin cho lực lượng kiểm lâm về vụ phá rừng này. Sau đó, kiểm lâm đã kiểm tra tại tiểu khu 1204 thuộc rừng cộng đồng Buôn Tul có 2 khu vực rừng bị chặt phá, hàng chục cây gỗ có đường kính từ 40 - 100cm bị cưa hạ nằm ngổn ngang tại hiện trường; với khối lượng gỗ còn lại gần 39m3.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đăk Lăk nhận định, đây vụ phá rừng nghiêm trọng, có dấu hiệu tội phạm hình sự. Chi cục đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Bông khẩn trương hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vụ phá rừng để xử lý nghiêm theo quy định.
Cũng tại huyện Krông Bông, trong dịp Tết Tân sửu vừa qua cũng xảy ra vụ phá rừng pơ - mu quy mô lớn thuộc lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Krông Bông, bị Công an huyện này phát hiện và bắt giữ. Tang vật gồm hơn 7m3 gỗ thu giữ khi vận chuyển, khám nghiệm hiện trường còn thu giữ gần 30m3 gỗ pơ - mu.
Đáng nói là, hiện trường vụ khai thác gỗ lậu này nằm xung quanh một chốt của trạm quản lý, bảo vệ rừng, nhưng nhóm lâm tặc gần 10 người dùng cưa máy xẻ gỗ rầm rầm rồi dùng trâu vận chuyển gỗ trót lọt qua đường mòn một chốt quản lý, bảo vệ rừng khác; mà chủ rừng không hề hay biết.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk cho rằng, thời gian qua, tình hình phá rừng, khai thác gỗ diễn biến phức tạp ở một số chủ rừng là các công ty lâm nghiệp quản lý rừng chưa hiệu quả. Nhiều vụ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng nhưng chủ rừng chưa phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Theo ông Dương, nguyên nhân còn do cơ chế, chính sách hiện nay không phù hợp, bất cập. Tỉnh đã nhiều lần kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương về các cơ chế, chính sách nhưng xử lý rất chậm, thậm chí không có ý kiến gì hoặc ban hành các chính sách lỗi thời, không đáp ứng được yêu cầu.
Cụ thể: Quyết định về chính sách hỗ trợ các công ty lâm nghiệp với mức 300 ngàn đồng/ha/năm đối với rừng giao khoán và 150 ngàn đồng/ha/năm để các công ty lâm nghiệp quản lý bảo vệ rừng chung, tính ra không bằng 20% nhu cầu kinh phí sử dụng thực tế.
Nhiều ý kiến từng kiến nghị phải tăng mức hỗ trợ lên 1 triệu đồng/ha/năm, vì mức hỗ trợ hiện nay là vô lý, lạc hậu; nhưng rốt cuộc cũng không được quan tâm giải quyết.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản chỉ đạo các ban, ngành chức năng mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, xử lý tàu cá “3 không”, tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản trái phép, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động...
Văn Thanh
12:44 22/11/2024(Thanh tra) - Từ đầu năm 2021 đến nay, huyện Mường Ảng (Điện Biên) phát huy hiệu quả nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giúp diện mạo các địa bàn còn nhiều khó khăn đổi thay, tạo sinh kế, việc làm… giúp cải thiện đời sống Nhân dân, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 22,13%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 18,04%.
Trần Trung
11:43 22/11/2024Thái Hải
11:24 22/11/2024Ngọc Phó
10:36 22/11/2024Kim Thành
21:13 21/11/2024Hoàng Nam
16:03 21/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh