Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ra mắt mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư

Thứ tư, 09/12/2015 - 09:00

(Thanh tra) - Ngày 8/12, tại Hà Nội, Mạng lưới Hành động vì Lao động Di cư (tên viết tắt là M.net) chính thức ra mắt. Mục đích hoạt động của mạng lưới là vận động thay đổi hệ thống chính sách để người lao động di cư, đặc biệt là lao động di cư ở khu vực phi chính thức, có thể tham gia và tiếp cận một cách bình đẳng vào hệ thống an sinh xã hội.

Ảnh minh họa: Nguồn: Internet

Trong những năm gần đây, các báo cáo thống kê của Chính phủ và của các tổ chức xã hội dân sự đã chỉ ra một xu hướng nổi bật là luồng di cư từ nông thôn ra thành thị đang gia tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ người di cư trong hai thập kỷ qua, nhưng xu hướng gia tăng này chỉ nổi bật rõ rệt trong vòng một thập kỷ vừa qua. 

Số người di cư giữa các tỉnh tăng từ 1,3 triệu người năm 1989 lên 2 triệu người năm 1999 và lên tới 3,4 triệu người năm 2009. Tỷ lệ của nhóm di cư này trong tổng dân số cũng tăng tương ứng từ 2,5% trong năm 1989 lên 2,9% năm 1999 và 4,3% năm 2009. (Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê, 2009). 

Dự báo sẽ có tới 5 triệu người di cư từ nông thôn ra thành thị vào năm 2019, chiếm khoảng 5% dân số (Tổng cục thống kê 2011).

Độ tuổi di cư có xu hướng trẻ hóa, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đối thấp, thu nhập từ công việc thấp và không ổn định (trung bình chỉ đạt 2,2 – 2,5 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc bình quân 47,3 giờ/tuần. Đa số làm các công việc lao động đơn giản trong khu vực kinh tế phi chính thức, không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện...

Những đóng góp đáng kể của di cư vào khu vực thành thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, số liệu cho thấy riêng khu vực phi chính thức đóng góp 20% cho tổng GDP (ILO, 2012). Tuy vậy tới 90% người lao động di cư không được tiếp cận tới các dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Thực tế này làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống và quyền của lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ vì có hơn 80% người lao động di cư có đem theo con tới nơi đến, và không có chính sách riêng biệt về y tế và giáo dục dành cho các nhóm con của người di cư.

Trải qua một năm hoạt động, mạng lưới Hành động vì Lao động di cư đã tổ chức một chuỗi các hoạt động nhằm vận động chính sách cho sự tham gia của lao động di cư khu vực phi chính thức vào hệ thống an sinh xã hội. Mạng lưới đã tham gia tập hợp tổ chức người lao động thành các nhóm lao động di cư chính thức và nhóm lao động di cư phi chính thức, đồng thời tiến hành các hoạt động truyền thông để phổ biến kiến thức, nâng cao năng lực cho các nhóm về các thông tin và các quyền mà họ cần được hưởng. Các thông tin này sẽ được tiếp tục lan tỏa trong cộng đồng lao động di cư.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, trong những năm qua, trợ giúp xã hội không ngừng được mở rộng về đối tượng, diện bao phủ. Từ đó từng bước nâng mức trợ giúp xã hội cho người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế giúp họ có thể tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, nhà ở, vệ sinh môi trường, nước sạch, thông tin… Đây là vấn đề cơ bản của an sinh xã hội mà chúng ta đang hướng tới. 

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm đánh giá cao sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế trong việc thúc đẩy các đề án lớn: Đề án tăng cường trợ giúp xã hội ở Việt Nam, Nghiên cứu lồng ghép các chính sách an sinh xã hội với các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn….

Bà Nguyễn Thu Giang, Viện phó Viện Phát triển Cộng đồng Ánh Sáng LIGHT - cơ quan điều phối mạng lưới M.net chia sẻ: “Những hoạt động về lao động di cư đã được tiến hành nhiều năm, đây là một mảng lớn liên quan đến nhiều khía cạnh. Bên cạnh các dự án của các tổ chức thành viên, mạng lưới M.net cũng có vai trò cầu nối giữa các đơn vị xây dựng chính sách và các đối tượng đặc thù là lao động di cư, đặc biệt là nhóm di cư lao động phi chính thức. Mạng lưới M.net hy vọng sẽ có sự chung tay góp sức hỗ trợ cho những người lao động di cư tại Việt Nam”.

Cũng trong buổi lễ, triển lãm “Gánh Số phận, nhặt tương lai” đã được khai mạc. Triển lãm là câu chuyện qua ảnh của 18 thành viên nhóm tư lực Dự án STONES, mô hình nhóm tự lực của người di cư bán hàng rong và đồng nát Hà Nội được tham gia khóa tập huấn hướng dẫn kể chuyện qua ảnh. 

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2015, các thành viên đã chụp 58 bức ảnh với các chủ đề về rủi ro trong lao động di cư, giá trị của lao động di cư mang lại cho cộng đồng nơi đi và nơi đến, và tiếp cận an sinh xã hội đối với lao động di cư. 

Triển lãm ảnh giúp cộng đồng hiểu sâu hơn về cuộc đời, số phận, những khó khăn và thách thức người lao động di cư phải đối mặt. Qua đó, giúp người di cư mạnh dạn hy vọng, ước mơ và xây dựng một tương lai tươi sáng cho chính mình. 

Triển lãm cũng là cơ hội để lao động di cư nói lên tiếng nói của mình và tham gia vào việc vận động chính sách để giúp họ tiếp cận tốt hơn với các chính sách an sinh xã hội.

Phương Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm