Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 01/08/2014 - 20:11
(Thanh tra) - Năm 2013, Việt Nam hứng chịu 15 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới. Để chủ động ứng phó, chúng ta cần một hành lang pháp lý đồng bộ trong khai thác, vận hành các công trình phòng, chống bão lũ.
Kinh nghiệm từ siêu bão Hayan
Là người từng trực tiếp chỉ đạo ứng phó thành công nhiều trận bão lũ lớn ở miền Trung, ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ: Theo tôi, quan trọng là chúng ta phải có dự báo đầy đủ các thông tin về bão, lũ. Từ đó, giúp chính quyền và các cơ quan chỉ huy phòng, chống lụt bão của từng địa phương chuẩn bị trước các phương án để giảm thiểu được thiên tai
Thực tế, việc hình thành một cơn bão trên Biển Đông, ở Thái Bình Dương thường kéo dài trước cả tuần lễ. Hoặc, các cơn mưa lớn có thể đo được lượng nước về trên các lưu vực sông, nhưng chúng ta vẫn không tránh khỏi những thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.
Tuy nhiên, ông Bùi Minh Tăng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương lại cho rằng điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết, vì diễn biến của các cơn bão rất phức tạp, có những cơn bão chỉ xuất hiện 1 - 2 ngày đã vào đất liền nước ta. Còn về mưa, đối với miền Bắc, có thể đo được mưa ở đầu nguồn, nhưng đối với miền Trung, chỉ vài ba tiếng đã gây lũ, khiến ta trở tay không kịp.
Siêu bão Hayan năm 2013 dù không đổ bộ vào nước ta, nhưng đây là trận diễn tập lớn nhất trong lịch sử công tác phòng, chống bão lũ, trong đó các địa phương tại miền Trung đã di tản gần 1,3 triệu dân trước siêu bão.
Người dân vùng bão đang thích ứng dần với kiểu sống chung với bão, lũ. Gần đây, một số hộ dân đã làm những căn hầm kiên cố trong vườn, nhà. Tuy nhiên, những căn hầm này chỉ có thể dùng tránh bão, nhưng để tránh lũ lại rất nguy hiểm. “Đối với những hộ dân gần biển, không thể làm được nhà tránh bão thì phải làm hầm trong nhà mình, không nhất thiết là nhà nào cũng đào hầm ra ngoài đường”, ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói thêm.
Tàu thuyền neo đậu an toàn trước khi mưa bão về. Ảnh: Trà Vân
10 năm qua, Việt Nam đã chuyển từ ứng phó sang chủ động phòng ngừa thiên tai. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, tránh thiên tai đến năm 2020, ban hành Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng phòng, tránh thiên tai; lồng ghép các dự án phi công trình và công trình, chú trọng nâng cao công tác dự báo, tổ chức nâng cao nhận thức cho nhân dân trong ứng phó với thiên tai.
“Đối với các tỉnh miền Trung, cần rà soát việc quản lý sử dụng đất đối với vùng ngập lũ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang xây dựng chính sách quản lý các công trình giao thông, cấp thoát nước, các khu dân cư... phải tính đến khẩu độ thoát lũ. Hiện nay, các con sông không có đê đang thiếu hành lang pháp lý quản lý”, ông Văn Phú Chính - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống bão lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh.
Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo vùng biển nào ứng phó với các cấp bão có thể xảy ra và mức nước dâng cao nhất có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ xây dựng bản đồ ngập lụt của từng khu vực, ứng phó của các vùng để làm cơ sở cho các địa phương lên phương án chống bão lụt chủ động hơn.
Đừng để lũ chồng lũ
Thực tế, nhiều năm qua, tại một số nơi, người dân không bị thiệt hại do bão, nhưng lại bị thiệt hại nặng nề về người và của do xả lũ sau bão của các nhà máy thủy điện.
Từ nhiều năm nay, người dân miền Trung, nhất là các tỉnh: Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế... luôn lo lắng với việc xả lũ sau bão. Người dân vùng hạ du thường không kịp trở tay. Nhiều nhà cửa bị cuốn trôi. Nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra.
Trong khi, các nhà máy thủy điện luôn phải tích nước đến khi tràn hồ rồi mới xả. Chính quyền địa phương thì luôn thụ động, chỉ có thể đề xuất và chỉ biết trông chờ vào sự tự giác của doanh nghiệp.
Nước mênh mông vì nhà máy thủy điện xả lũ. Ảnh: Trà Vân
“Khi mưa to, gió lớn thì các nhà máy thủy điện mới chịu xả. Chứ trước đó, doanh nghiệp sợ xả nước là xả tiền. Mà khi xả như thế thì lũ chồng lũ”, ông Trần Hồng (Quỳnh Thiện, Quỳnh Lưu, Nghệ An) nói.
Mặc dù, cơ chế phối hợp liên hồ đã có, cơ chế vận hành cho từng nhà máy thủy điện đã có. Nhưng quy định lượng nước và thời gian xả nước lại chưa cụ thể. Mùa khô, các hồ thủy điện không xả nước gây hạn hán, mùa mưa thì xả lũ gây ra tình trạng lũ chồng lũ, gây thiệt hại nặng về người và của cho vùng hạ lưu.
“Phải rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt liên quan đến vận hành, khai thác các hồ chứa, liên hồ chứa trên một lưu vực sông. Chúng tôi rất quan tâm trong việc làm rõ hoàn thiện các chính sách, pháp luật có liên quan trong thời gian tới”, ông Lê Quang Huy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Môi trường Quốc hội bày tỏ.
Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng việc xả lũ trong thời gian qua có thể lớn hơn nhiều so với các khoản mà thủy điện đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Ngoài mục đích phát điện, thủy điện phải mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng và xã hội, đặc biệt là sinh kế của người dân.
“Có thể đến cuối năm 2014 sẽ xuất hiện hiện tượng Ennino, trước và sau Ennino sẽ có sự thay đổi, biến động về thủy văn, vì thế mà chúng tôi nhận định, năm nay số cơn bão xuất hiện trên biển và ảnh hưởng đến nước ta không nhiều như năm ngoái, nhưng sẽ có những cơn bão mạnh, minh chứng gần đây là cơn bão số 2 cấp 16, 17. Năm nay, bão có thể không nhiều, nhưng có thể liên tục 2 - 3 cơn bão trong một thời gian ngắn, di chuyển trong quỹ đạo phức tạp khó lường. Dự báo, nước mưa sẽ phân bố không đều”, ông Bùi Minh Tăng - nguyên Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tương Thủy văn Trung ương nhận định.
Trà Vân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.
Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đức Tài
11:04 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền