Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 14/04/2017 - 20:25
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương không chỉ đơn thuần là điều chỉnh tiền lương tối thiểu mà còn là điều chỉnh hệ thống chức danh, thang, bảng lương và vấn đề quan trọng nhất là cơ cấu nguồn tiền từ ngân sách để thực hiện…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: TN
Chiều ngày 14/4, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo Bộ Chính trị 3 đề án cải cách
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo) đã báo cáo kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong năm 2017 và các năm tiếp theo; kế hoạch nghiên cứu và Dự thảo Đề cương Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp.
Lãnh đạo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng báo cáo Đề cương Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và Đề cương Đề án cải cách chính sách ưu đãi người có công.
Việc thực hiện ba Đề án trên được Hội nghị Trung ương 7 khóa XI giao cho Chính phủ chủ trì xây dựng nhằm cải cách, nâng cao chất lượng các chính sách an sinh xã hội quan trọng này, vốn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, cải cách chính sách tiền lương không chỉ đơn thuần là điều chỉnh tiền lương tối thiểu mà còn là điều chỉnh hệ thống chức danh, thang, bảng lương và vấn đề quan trọng nhất là cơ cấu nguồn tiền từ ngân sách để thực hiện.
Còn đời sống người có công trong những năm qua đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều người có mức sống dưới trung bình ở nơi cư trú, cá biệt có những người lâm vào tình trạng nghèo khổ.
Theo Phó Thủ tướng, các chính sách về bảo hiểm xã hội cần tính toán, thay đổi mạnh mẽ để tăng cường tính ổn định và hiệu quả chi trả của Quỹ bảo hiểm xã hội - một lưới an sinh quan trọng của Nhà nước.
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện các Đề án trên do Bộ mình phụ trách.
Phó Thủ tướng lưu ý, đây là các vấn đề khó và phức tạp. Ban chỉ đạo, các bộ cần tích cực hoàn thiện Đề án, tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến về các Đề án, kể cả hội thảo trong nước và ngoài nước.
Đặc biệt, tận dụng ý kiến của các chuyên gia đã về hưu nhưng am hiểu sâu sắc về thực tiễn và các quá trình hình thành chính sách.
Sau khi Chính phủ hoàn thiện xong đề cương 3 đề án này sẽ báo cáo tới Bộ Chính trị để trình ra Hội nghị Trung ương 7 khóa XII sẽ diễn ra vào năm 2018 để thảo luận, thông qua Nghị quyết về các nội dung này.
“Không phải tự chủ là phải tự mình phải lo tiền”
Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chủ trì cuộc họp lần đầu tiên của Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Tham dự còn có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Thường trực, lãnh đạo của một số Ban Đảng, Ủy ban Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban chỉ đạo.
Theo báo cáo, cả nước có khoảng 55.000 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các khối Đảng, đoàn thể, trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, truyền thông báo chí, kinh tế, văn hóa - thể thao - du lịch, tài nguyên - môi trường, lao động - thương binh - xã hội với 2,1 triệu viên chức.
Các thành viên Ban chỉ đạo cho biết, việc đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính được thực hiện khá hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đại học. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực khác vẫn chưa triển khai chậm chạp.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, cần phải thay đổi nhận thức của xã hội về tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.
“Không phải tự chủ là phải tự mình phải lo tiền, không có Nhà nước hỗ trợ nữa mà là khuyến khích và bắt buộc các đơn vị sự nghiệp công lập tiến tới hạch toán như doanh nghiệp, tự chủ thu, chi. Nhà nước vẫn sử dụng ngân sách để đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhưng sẽ thay đổi phương thức cấp phát sang đặt hàng dịch vụ công”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, đến năm 2020 chỉ cấp ngân sách bằng năm 2017, tức là mỗi năm đã giảm chi được 7% cho ngành Giáo dục rồi để khuyến khích các trường thực hiện tự chủ. Cùng với đó, cần sắp xếp các nhân viên y tế này sang đội ngũ nhân viên y tế cơ sở cho phù hợp với chương trình tự chủ trong y tế cơ sở…
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ, mục tiêu của đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tinh giản biên chế, không ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động và cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Các bộ, ngành và địa phương chủ động thực hiện các giải pháp đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.
“Nhưng đổi mới gì thì cũng phải tập trung đổi mới cơ cấu thu chi ngân sách, chuyển từ cơ chế phí sang giá dịch vụ công sẽ thúc đẩy các đổi mới về tổ chức - nhân sự và chuyên môn của đơn vị sự nghiệp công lập”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành tiếp tục xây dựng các Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập đối với các lĩnh vực dịch vụ công đặc thù.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12), Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp thứ 24.
Trần Lê
10:32 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024Trần Kiên
20:41 11/12/2024Trung Hà
15:05 11/12/2024PV
14:44 11/12/2024Bùi Bình
14:37 11/12/2024Trần Lê
Trần Quý
Kim Thành
Đông Hà + Thanh Hoa
Cảnh Nhật
Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh