Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nữ bác sĩ với những nghiên cứu đột phá về điều trị loãng xương

Chủ nhật, 20/10/2019 - 14:54

Không chỉ là bác sĩ tận tụy với bệnh nhân, chị Hồ Phạm Thục Lan còn là nhà khoa học có những công trình nghiên cứu đột phá về bệnh loãng xương.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan khám chữa bệnh cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện 115)

Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan (sinh năm 1962), Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu Y sinh học, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM là bác sĩ đầu tiên đã nghiên cứu về thiếu vitamin D và ảnh hưởng của vitamin D tới loãng xương và lao phổi ở Việt Nam.

Chị cũng là người đã phát hiện ra 3 gen liên quan tới loãng xương ở người Việt và có những đóng góp trong các lĩnh vực viêm khớp, đái tháo đường và béo phì ở Việt Nam.

Trong số các công trình nghiên cứu mà bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan và các đồng nghiệp thực hiện mang tầm ảnh hưởng toàn quốc và đem lại hiệu quả cho ngành Y học nước nhà phải kể đến công trình nghiên cứu trong việc điều trị bệnh loãng xương ở Việt Nam.

Là người phát hiện gen liên quan đến loãng xươngÝ tưởng theo đuổi nghiên cứu về loãng xương được bác sĩ Thục Lan nảy sinh từ năm 2008. Lúc đó, loãng xương rất ít được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Do đó, giới y tế chưa nắm được qui mô của bệnh trong quần thể, không rõ yếu tố nguy cơ, tiêu chuẩn chẩn đoán, mối liên quan với các bệnh lý khác. Để đóng góp một phần vào những khoảng trống tri thức đó, trong thời gian 10 năm qua, bác sĩ Thục Lan và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu đã thực hiện những nghiên cứu qui mô để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố gen và môi trường đến loãng xương. Những nghiên cứu của chị và đồng nghiệp thường là đầu tiên ở Việt Nam (vì trước đây chưa có những nghiên cứu có hệ thống về loãng xương ở Việt Nam).Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan cho biết, đến nay, chẩn đoán loãng xương vẫn dựa vào các giá trị tham chiếu mật độ xương của người Âu Mỹ. Mật độ xương ở người Âu Mỹ thường cao hơn mật độ xương ở người Việt Nam khoảng 10-15%. Điều này dẫn đến một tình trạng bất lợi cho bệnh nhân, vì nhiều người được chẩn đoán là loãng xương nhưng trong thực tế thì họ không bị loãng xương.Một nghiên cứu do chị Thục Lan thực hiện đã cho thấy, nếu dựa vào giá trị tham chiếu của người Âu Mỹ thì có đến 46% nữ và 30% nam Việt Nam trên 50 tuổi bị chẩn đoán là loãng xương. Chưa có một dân số nào có tỷ lệ loãng xương cao như thế.Hoài nghi về tỷ lệ trên, bác sĩ Thục Lan đã thực hiện một nghiên cứu trên 1.200 cá nhân, nam và nữ trên 18 tuổi được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng. Qua đo lường mật độ xương ở cổ xương đùi và xương cột sống thắt lưng, bác sĩ Thục Lan đã xây dựng được giá trị tham chiếu cho người Việt.Dùng giá trị tham chiếu này, tỷ lệ người Việt trên 50 tuổi bị loãng xương là 28% ở nữ giới và 11% ở nam giới. Những tỷ lệ này rất gần với tỷ lệ ở người Âu Mỹ. Công trình nghiên cứu đã được trích dẫn 27 lần tính từ năm công bố (năm 2011) và được xem là công trình có lượng truy cập, tìm kiếm cao.Tháng 8/2016, Hội Loãng xương đã có một hội nghị đề nghị dùng giá trị tham chiếu của công trình nghiên cứu cho chẩn đoán loãng xương ở người Việt. Công trình này đã được giải thưởng Hosrem năm 2012 về thành tựu trong nghiên cứu loãng xương.Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan còn phát hiện gen liên quan đến loãng xương. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, người da trắng và người Việt Nam có cùng một số yếu tố nguy cơ di truyền phổ biến cho bệnh loãng xương. Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan Một trong những phát hiện từ phân tích này là một số biến thể gen có ảnh hưởng tích cực đến mật độ xương ở người da trắng, nhưng những biến thể đó lại liên quan đến sự suy giảm mật độ xương ở người Việt. Đây là một minh chứng cho khái niệm tương tác giữa gen và di truyền mà các nhà khoa học đã từng nói đến trong nhiều năm qua. Phát hiện này cũng nhấn mạnh rằng, các yếu tố môi trường có thể làm thay đổi ảnh hưởng của gen.Bác sĩ Thục Lan chia sẻ: “Người dân mơ ước trong tương lai bằng các kỹ thuật hiện đại có thể giải trình tự toàn bộ hệ gen. Khi đã xác định được hết các gen và mối tương tác giữa các gen thì khi đó mỗi cá nhân sẽ biết được bản thân có nguy cơ mắc bệnh, điều trị thuốc gì là tốt nhất. Khi tìm ra gen, con người biết vai trò của gen với bệnh để có thể ức chế hoặc kích hoạt nó, ngăn không cho bệnh tiến triển nữa”. Phụ nữ làm bác sĩ và nghiên cứu khoa học không hề dễ dàngCho đến nay, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan đã có 29 công trình nghiên cứu công bố tạp chí quốc tế, 10 công trình nghiên cứu công bố trên tập san trong nước và 17 đề tài nghiên cứu khoa học đã báo cáo tại các Hội nghị quốc tế. Ngoài ra, chị cũng là người giành được nhiều giải thưởng cao quý ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh loãng xương.Để có được những thành công trong nghiên cứu khoa học, bác sĩ Thục Lan đã vượt qua rất nhiều khó khăn, vất vả bởi có những thí nghiệm tưởng chừng như sắp thành công nhưng lại bị hỏng nên phải làm lại. Do đó, các nhà khoa họ phải mất nhiều thời gian chăm chút, cẩn thận từng thí nghiệm.Đối với phụ nữ còn có gia đình, con nhỏ thì vừa làm bác sĩ và tham gia nghiên cứu khoa học vất vả gấp bội phần. Vì trong hoạt động nghiên cứu khoa học không theo một quy luật thời gian theo giờ hành chính nào cả, nhiều khi họ phải túc trực ở cơ quan nhiều giờ. Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan trong lễ nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019. Bác sĩ Thục Lan nhớ lại, có những ngày con gái của chị còn nhỏ, gần như bé luôn được mẹ dẫn lên bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Thời gian dành cho nghiên cứu và chăm sóc con nhỏ chu đáo không hề dễ dàng nhưng chị đã khắc phục mọi khó khăn, sắp xếp mọi việc khoa học nên mới có được thành công.   Trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm của ngày hôm nay có thể kéo dài đến tận tối, đêm nên chị thường phải ở lại bệnh viện cho đến khi có kết quả cuối cùng mới ra về. Thế nhưng, khi những thí nghiệm của mình cho kết quả thành công như mong đợi thì mọi vất vả, lo toan đều biến mất trong chị.Là một bác sĩ hết lòng với bệnh nhân, chị Thục Lan luôn đau đáu làm sao để có thể cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm. Với bệnh nhân trẻ còn khả năng cứu chữa được, chị đôn đáo liên hệ nhờ các mạnh thường quân kịp thời giúp đỡ để duy trì sự sống cho họ.Chị Hồ Phạm Thục Lan còn là nhà khoa học nhiệt tình truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ trong nghiên cứu. Chị thường tận tâm chia sẻ cho các bạn trẻ bí quyết để nuôi dưỡng niềm đam mê và thành công trong nghiên cứu thông qua những bài giảng hấp dẫn và những buổi thực hành thiết thực.Chia sẻ về dự định trong tương lai, nhà khoa học Thục Lan mong muốn các cơ quan, Bộ ngành quan tâm hơn đến những công trình nghiên cứu mà chị và đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công để được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, phục vụ trong việc khám chữa bệnh cho người dân.Theo Bích Lan/VOV.VN

Là người phát hiện gen liên quan đến loãng xươngÝ tưởng theo đuổi nghiên cứu về loãng xương được bác sĩ Thục Lan nảy sinh từ năm 2008. Lúc đó, loãng xương rất ít được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Do đó, giới y tế chưa nắm được qui mô của bệnh trong quần thể, không rõ yếu tố nguy cơ, tiêu chuẩn chẩn đoán, mối liên quan với các bệnh lý khác. Để đóng góp một phần vào những khoảng trống tri thức đó, trong thời gian 10 năm qua, bác sĩ Thục Lan và các đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu đã thực hiện những nghiên cứu qui mô để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố gen và môi trường đến loãng xương. Những nghiên cứu của chị và đồng nghiệp thường là đầu tiên ở Việt Nam (vì trước đây chưa có những nghiên cứu có hệ thống về loãng xương ở Việt Nam).Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan cho biết, đến nay, chẩn đoán loãng xương vẫn dựa vào các giá trị tham chiếu mật độ xương của người Âu Mỹ. Mật độ xương ở người Âu Mỹ thường cao hơn mật độ xương ở người Việt Nam khoảng 10-15%. Điều này dẫn đến một tình trạng bất lợi cho bệnh nhân, vì nhiều người được chẩn đoán là loãng xương nhưng trong thực tế thì họ không bị loãng xương.Một nghiên cứu do chị Thục Lan thực hiện đã cho thấy, nếu dựa vào giá trị tham chiếu của người Âu Mỹ thì có đến 46% nữ và 30% nam Việt Nam trên 50 tuổi bị chẩn đoán là loãng xương. Chưa có một dân số nào có tỷ lệ loãng xương cao như thế.Hoài nghi về tỷ lệ trên, bác sĩ Thục Lan đã thực hiện một nghiên cứu trên 1.200 cá nhân, nam và nữ trên 18 tuổi được chọn ngẫu nhiên trong cộng đồng. Qua đo lường mật độ xương ở cổ xương đùi và xương cột sống thắt lưng, bác sĩ Thục Lan đã xây dựng được giá trị tham chiếu cho người Việt.Dùng giá trị tham chiếu này, tỷ lệ người Việt trên 50 tuổi bị loãng xương là 28% ở nữ giới và 11% ở nam giới. Những tỷ lệ này rất gần với tỷ lệ ở người Âu Mỹ. Công trình nghiên cứu đã được trích dẫn 27 lần tính từ năm công bố (năm 2011) và được xem là công trình có lượng truy cập, tìm kiếm cao.Tháng 8/2016, Hội Loãng xương đã có một hội nghị đề nghị dùng giá trị tham chiếu của công trình nghiên cứu cho chẩn đoán loãng xương ở người Việt. Công trình này đã được giải thưởng Hosrem năm 2012 về thành tựu trong nghiên cứu loãng xương.Trong quá trình nghiên cứu khoa học, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan còn phát hiện gen liên quan đến loãng xương. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, người da trắng và người Việt Nam có cùng một số yếu tố nguy cơ di truyền phổ biến cho bệnh loãng xương. Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan Một trong những phát hiện từ phân tích này là một số biến thể gen có ảnh hưởng tích cực đến mật độ xương ở người da trắng, nhưng những biến thể đó lại liên quan đến sự suy giảm mật độ xương ở người Việt. Đây là một minh chứng cho khái niệm tương tác giữa gen và di truyền mà các nhà khoa học đã từng nói đến trong nhiều năm qua. Phát hiện này cũng nhấn mạnh rằng, các yếu tố môi trường có thể làm thay đổi ảnh hưởng của gen.Bác sĩ Thục Lan chia sẻ: “Người dân mơ ước trong tương lai bằng các kỹ thuật hiện đại có thể giải trình tự toàn bộ hệ gen. Khi đã xác định được hết các gen và mối tương tác giữa các gen thì khi đó mỗi cá nhân sẽ biết được bản thân có nguy cơ mắc bệnh, điều trị thuốc gì là tốt nhất. Khi tìm ra gen, con người biết vai trò của gen với bệnh để có thể ức chế hoặc kích hoạt nó, ngăn không cho bệnh tiến triển nữa”. Phụ nữ làm bác sĩ và nghiên cứu khoa học không hề dễ dàngCho đến nay, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan đã có 29 công trình nghiên cứu công bố tạp chí quốc tế, 10 công trình nghiên cứu công bố trên tập san trong nước và 17 đề tài nghiên cứu khoa học đã báo cáo tại các Hội nghị quốc tế. Ngoài ra, chị cũng là người giành được nhiều giải thưởng cao quý ở trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh loãng xương.Để có được những thành công trong nghiên cứu khoa học, bác sĩ Thục Lan đã vượt qua rất nhiều khó khăn, vất vả bởi có những thí nghiệm tưởng chừng như sắp thành công nhưng lại bị hỏng nên phải làm lại. Do đó, các nhà khoa họ phải mất nhiều thời gian chăm chút, cẩn thận từng thí nghiệm.Đối với phụ nữ còn có gia đình, con nhỏ thì vừa làm bác sĩ và tham gia nghiên cứu khoa học vất vả gấp bội phần. Vì trong hoạt động nghiên cứu khoa học không theo một quy luật thời gian theo giờ hành chính nào cả, nhiều khi họ phải túc trực ở cơ quan nhiều giờ. Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan trong lễ nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019. Bác sĩ Thục Lan nhớ lại, có những ngày con gái của chị còn nhỏ, gần như bé luôn được mẹ dẫn lên bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Thời gian dành cho nghiên cứu và chăm sóc con nhỏ chu đáo không hề dễ dàng nhưng chị đã khắc phục mọi khó khăn, sắp xếp mọi việc khoa học nên mới có được thành công.   Trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm của ngày hôm nay có thể kéo dài đến tận tối, đêm nên chị thường phải ở lại bệnh viện cho đến khi có kết quả cuối cùng mới ra về. Thế nhưng, khi những thí nghiệm của mình cho kết quả thành công như mong đợi thì mọi vất vả, lo toan đều biến mất trong chị.Là một bác sĩ hết lòng với bệnh nhân, chị Thục Lan luôn đau đáu làm sao để có thể cứu chữa cho những bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm. Với bệnh nhân trẻ còn khả năng cứu chữa được, chị đôn đáo liên hệ nhờ các mạnh thường quân kịp thời giúp đỡ để duy trì sự sống cho họ.Chị Hồ Phạm Thục Lan còn là nhà khoa học nhiệt tình truyền lửa đam mê cho các bạn trẻ trong nghiên cứu. Chị thường tận tâm chia sẻ cho các bạn trẻ bí quyết để nuôi dưỡng niềm đam mê và thành công trong nghiên cứu thông qua những bài giảng hấp dẫn và những buổi thực hành thiết thực.Chia sẻ về dự định trong tương lai, nhà khoa học Thục Lan mong muốn các cơ quan, Bộ ngành quan tâm hơn đến những công trình nghiên cứu mà chị và đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công để được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, phục vụ trong việc khám chữa bệnh cho người dân.Theo Bích Lan/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

Loạt dự án điện gió nằm bất động ở Đắk Nông, bao giờ được quay?

(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.

Vũ Linh

19:35 14/12/2024
Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

Hơn 1.500 hộ dân Yên Bái được Liên hợp quốc hỗ trợ sinh kế sau bão Yagi

(Thanh tra) - Hơn 1.500 hộ dân tại tỉnh Yên Bái chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi, đã nhận được sự hỗ trợ khẩn cấp từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhằm ổn định sinh kế và khắc phục hậu quả thiên tai. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái với vai trò là chủ khoản viện trợ đã tổ chức kiểm tra và giám sát việc lựa chọn đối tượng hưởng lợi tại huyện Trấn Yên.

Bùi Bình

20:22 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm