Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/01/2014 - 21:37
(Thanh tra) - Dù đối mặt với nhiều khó khăn, song kết thúc năm 2013, ngành Nông nghiệp vẫn "cán đích" với những tăng trưởng đáng nể, đặc biệt với tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 0,7% so với năm 2012, thặng dư thương mại đạt hơn 8,5 tỷ USD. Để tiếp tục vượt qua những khó khăn trong năm 2014, thì đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển theo chiều sâu là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn là một giải pháp tăng chiều sâu cho nông nghiệp. Ảnh: Tràng An
Năm 2013, ngành Nông nghiệp phải đối mặt với vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với nhu cầu, chỉ đáp ứng khoảng 60%, trong khi các chi phí vật tư đầu vào như xăng dầu, vật tư nông nghiệp, giá thức ăn chăn nuôi... tăng cao. Đồng thời, đặt vào bối cảnh chung thì ngành còn bị tác động bởi tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài làm giảm nhu cầu tiêu dùng, giảm giá nông sản. Ngoài ra, thời tiết bất thường làm tăng nguy cơ thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013 là năm không thuận lợi cho tiêu thụ nông sản cả xuất khẩu và nội địa. Nhu cầu và giá nông sản trên thị trường thế giới luôn trong xu hướng giảm từ giữa năm 2012 do các quốc gia nhập khẩu nông sản chính của Việt Nam như Mỹ, Nhật, Philipines… phục hồi tăng trưởng chậm, sức mua thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của ngành.
Thực tế, để tháo gỡ những khó khăn này, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ về lãi suất, khoanh nợ, tạm trữ… kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, chế biến, tiêu thụ để đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Bằng giải pháp vĩ mô này, tình hình thị trường đã dần ổn định hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cả năm 2013 ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2012. Đây là con số tăng trưởng đáng kể, nhất là khi năm 2013 được đánh giá là có nhiều được kiện còn khó khăn hơn một năm trước đó, càng ấn tượng hơn khi giá trị thặng dư thương mại đạt tới hơn 8,5 tỷ USD. Điều này chứng tỏ, ngành nông nghiệp đã bắt đầu dịch chuyển dần từ chiều rộng qua chiều sâu. Đây cũng là một trong những định hướng rất quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành trong những năm tiếp theo.Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành năm 2013 vẫn đạt 2,67%, tương đương năm 2012. Trong đó trồng trọt tăng 2,6%, chăn nuôi tăng 1,4%, lâm nghiệp tăng 5,18%, thủy sản tăng 3,05%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 801.200 tỷ đồng, tăng 2,95% so với 2012. Sản lượng nhiều loại cây trồng tăng so với năm 2012, đáp ứng dồi dào cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước đạt khoảng 7,9 triệu hecta, tăng 138.700ha; sản lượng lúa đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338.300 tấn so với năm trước.
Theo dự báo, năm 2014, thị trường nông sản thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Ở trong nước, việc huy động nguồn lực xã hội cho nông nghiệp, nông thôn sẽ còn nhiều khó khăn và biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Để cụ thể hóa nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, trước mắt, trong năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, xây dựng, sửa đổi bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, kiên quyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên từng địa bàn, từng địa phương, vùng, cả nước để vừa phát huy lợi thế của địa phương vừa quản lý sản xuất theo quy hoạch, chuỗi giá trị và phù hợp với cung, cầu thị trường.
Cùng với đó, việc thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên cao nhất cho lĩnh vực sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng là nhiệm vụ mà các sở, ngành, địa phương phải đặc biệt chú ý.
Đặc biệt, thực hiện tái cơ cấu đầu tư, rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ngoài ra, rất cần khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và bảo đảm hài hòa lợi ích các bên. Có như vậy, nhiệm vụ dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu của ngành nông nghiệp mới dần được thực hiện theo lộ trình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 15/12, 40 ngôi nhà khang trang đã chính thức được khánh thành và bàn giao đến người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi đã phải chịu thảm họa lũ quét cách đây hơn ba tháng.
Nam Dũng
14:11 15/12/2024(Thanh tra) - Chính phủ vừa ra Nghị quyết về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Từ Nghị quyết này, loạt dự án điện gió mắc sai phạm phải nằm bất động nhiều năm ở Đắk Nông sắp có cơ hội vận hành.
Vũ Linh
19:35 14/12/2024Bùi Bình
20:22 13/12/2024Trung Hà
19:50 13/12/2024Nguyễn Điểm
16:01 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà